Bị phương Tây ‘giáng đòn’ vào ngành sản xuất chip, Trung Quốc đáp trả
Minh Đăng -
04/07/2023 17:38 (GMT+7)
(VNF) - Trung Quốc ngày 3/7 công bố lệnh hạn chế xuất khẩu gallium và germanium, hai nguyên liệu chính để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử khác. Dù không nhắc đến mục đích cụ thể, động thái này được cho là cách để Trung Quốc đáp trả việc phương Tây hạn chế xuất khẩu chip cho nước này.
Bộ Thương mại (MOFCOM) và Tổng cục Hải quan (GAC) Trung Quốc ngày 3/7 ra thông báo cho biết nước này sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với gali và germani từ tháng 8 “để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”.
Theo thông báo, từ ngày 1/8, các mặt hàng đáp ứng một số đặc điểm nhất định sẽ không được xuất khẩu nếu không được phép, trong đó liệt kê 8 mục liên quan đến gali và 6 mục liên quan đến germani.
Theo quy định mới, các nhà xuất khẩu phải được Bộ Thương mại Trung Quốc phê duyệt để có thể đưa 2 kim loại quan trọng này ra nước ngoài, trong đó phải cung cấp thông tin về người dùng cuối và cách sử dụng nguyên liệu.
Giới chức Trung Quốc cảnh báo các bên vi phạm biện pháp hạn chế có thể bị phạt hành chính hoặc thậm chí bị buộc tội hình sự.
Ông Alastair Neill, chuyên gia có gần 30 năm kinh nghiệm với ngành công nghiệp kim loại của Trung Quốc, đánh giá biện pháp này có tác động lan tỏa ngay lập tức với ngành công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là các chip hiệu suất cao.
Theo tài liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc là nhà sản xuất gallium và germanium hàng đầu thế giới, với hơn 95% sản lượng gallium toàn cầu và 67% sản lượng germanium.
Cả 2 kim loại này đều không được giao dịch với số lượng lớn, nhưng đều có những ứng dụng quan trọng đối với các ngành công nghiệp cụ thể, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn.
Cả gali và germani đều xuất hiện trong số 50 khoáng chất mà Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đánh giá là “quan trọng”, nghĩa là chúng cần thiết cho nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia của Mỹ và có chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn. Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đưa cả hai kim loại này vào danh sách các nguyên liệu thô “rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu”.
Quyết định kiểm soát xuất khẩu gali và germani của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và một số đồng minh đang đẩy mạnh các biện pháp hạn chế sự phát triển công nghệ của nước này, bao gồm cả chất bán dẫn.
Tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã ban hành một bộ quy tắc rất chi tiết nêu rõ những hạn chế trong ngành công nghiệp bán dẫn đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, mới đây, tờ WSJ đưa tin Washington đang xem xét những biện pháp hạn chế mạnh mẽ hơn nữa, nhằm vào những sản phẩm chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến có thể giúp Bắc Kinh nâng cao khả năng công nghệ và quốc phòng.
Theo WSJ, các hạn chế đang được Washington cân nhắc mới đây sẽ cấm toàn bộ các loại chip AI không có giấy phép xuất khẩu đặc biệt của Mỹ, bao gồm cả các dòng được thiết kế dành riêng cho khách hàng Trung Quốc.
Chính phủ Hà Lan mới đây cũng đã công bố các quy định mới hạn chế xuất khẩu một số thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc “vì lợi ích an ninh quốc gia”.
Theo quy định mới, các công ty ở Hà Lan sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến ra nước ngoài. Các quy tắc sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan gọi quy định mới của nước này là “lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và phá vỡ nghiêm trọng thương mại tự do và các quy tắc thương mại quốc tế”.
(VNF) - Bitcoin, biểu tượng của kỷ nguyên tiền điện tử, đã trải qua hành trình đầy biến động từ những ngày đầu bị hoài nghi đến khi trở thành tài sản số được săn đón toàn cầu. Năm 2024 đánh dấu cột mốc lịch sử khi giá Bitcoin lần đầu tiên chạm ngưỡng 100.000 USD, khẳng định vị thế của nó không chỉ là một công nghệ đột phá mà còn là biểu tượng của sự chuyển mình trong nền kinh tế số.
(VNF) - Vượt qua công ty dẫn đầu thị trường Chow Tai Fook Jewellery Group và các thương hiệu địa phương khác, chuỗi trang sức vàng bán lẻ Laopu Gold (vốn được mệnh danh là “Hermes trong giới vàng) đã thực sự toả sáng trong năm nay.
(VNF) - Trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã nộp đơn xin phá sản do áp lực từ lãi suất cao, lạm phát và chi tiêu tiêu dùng giảm sút.
(VNF) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đã “hợp sức” bác bỏ Dự luật lưỡng đảng về chi tiêu của Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson nhằm duy trì hoạt động của chính phủ cho đến đầu nhiệm kỳ mới của ông Trump.
(VNF) - Các chuyên gia tài chính dự đoán việc tỷ phú Jeff Bezos chuyển đến Florida sẽ mang lại lợi ích cho ông và họ đã đúng. Cho đến nay, khoản tiết kiệm thuế mà nhà sáng lập Amazon có được là rất lớn, ước tính lên tới 1 tỷ USD chỉ riêng trong năm nay.
(VNF) - Những “ông lớn” sản xuất ô tô toàn cầu đã có những năm tháng hoàng kim tại Trung Quốc, nhưng thời kỳ đó đã qua và dường như sẽ không bao giờ có thể quay trở lại.
(VNF) - Sau cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục ra quyết định cắt giảm lãi suất 0,25% như kỳ vọng của thị trường. Giá vàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng sau quyết định này.
(VNF) - Hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản là Nissan Motor và Honda Motor đang tiến hành đàm phán sáp nhập, một động thái gây chấn động ngành công nghiệp ô tô toàn cầu khi hai công ty đối thủ tìm cách hợp tác để duy trì khả năng cạnh tranh trên con đường điện khí hóa hoàn toàn.
(VNF) - Giá cổ phiếu của “ông lớn” năng lượng Nga Gazprom đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm vào ngày 17/12 sau khi Ukraine tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt với Moscow sau ngày 31/12.
(VNF) - Honda và Nissan được cho là đang thảo luận về khả năng sáp nhập, một động thái có khả năng đưa hai gã khổng lồ sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn gần đây trở thành "người một nhà".
(VNF) - "Ông trùm" đầu tư Nhật Bản Masayoshi Son và Tổng thống đắc cử Donald Trump đã công bố kế hoạch cho phép tập đoàn công nghệ và viễn thông khổng lồ SoftBank Group đầu tư 100 tỷ USD vào các dự án tại Mỹ trong bốn năm tới.
(VNF) - Các lệnh hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn và các hàng hóa khác của Mỹ đã cản trở những tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và Trung Quốc đang bắt đầu trả đũa. Các tập đoàn khổng lồ ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể trở thành những mục tiêu “bắt làm con tin” hàng đầu.
(VNF) - TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi yêu cầu tòa án tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance thoái vốn. Trong khi đó, CEO công ty được cho là đã tới gặp riêng Tổng thống đắc cử Donald Trump tại dinh thự ở Mar-a-Lago.
(VNF) - Bitcoin bất ngờ tăng vọt, vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó và leo lên ngưỡng hơn 107.000 USD/BTC khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump xác nhận kế hoạch thay đổi cuộc chơi đối với Bitcoin.
(VNF) - Ngân hàng trung ương Nga dự kiến sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất mạnh mẽ vào cuối tuần này khi lạm phát tiếp tục tăng cao trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 3.
(VNF) - Hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng nhẹ vào tháng 11, trong khi doanh số bán lẻ gây thất vọng trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách của nước này chuẩn bị cho nhiều mức thuế thương mại hơn của Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(VNF) - Giá trứng đang tăng và các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng mức giá cao này sẽ kéo dài đến năm 2025, đặc biệt nếu dịch cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) hay còn gọi là "cúm gia cầm" vẫn tiếp diễn.
(VNF) - Ông Bharat Jain, người ăn xin giàu nhất thế giới, đã âm thầm tích góp tài sản trong suốt 40 năm thông qua việc ăn xin. Đến nay, ông đang sở hữu những bất động sản trị giá 165.075 USD và giá trị tài sản ròng lên tới hơn 880.000 USD (hơn 22 tỷ VND).
(VNF) - Giá Bitcoin tăng vọt lên mức cao kỷ lục trên 106.000 USD trong phiên giao dịch đầu giờ sáng tại châu Á vào ngày 16/12, được thúc đẩy bởi kế hoạch tạo ra một quỹ dự trữ chiến lược Bitcoin của Mỹ tương tự như quỹ dự trữ dầu chiến lược của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(VNF) - Nhiều người Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra 30-85 USD chỉ để thuê một người bạn đồng hành khi leo núi. Đây được coi là một ngành nghề "khó thở, dễ kiếm tiền" mới nở rộ tại quốc gia tỷ dân trong thời gian gần đây.
(VNF) - Một nhà cung cấp khí đốt châu Âu đã chấm dứt hợp đồng kéo dài hàng thập kỷ với Gazprom, tập đoàn năng lượng khổng lồ của nhà nước Nga. Các nhà phân tích ca ngợi quyết định này là dấu hiệu cho thấy châu Âu đang trở nên kiên cường hơn trong việc "cai nghiện" năng lượng Nga.
(VNF) - Bitcoin, biểu tượng của kỷ nguyên tiền điện tử, đã trải qua hành trình đầy biến động từ những ngày đầu bị hoài nghi đến khi trở thành tài sản số được săn đón toàn cầu. Năm 2024 đánh dấu cột mốc lịch sử khi giá Bitcoin lần đầu tiên chạm ngưỡng 100.000 USD, khẳng định vị thế của nó không chỉ là một công nghệ đột phá mà còn là biểu tượng của sự chuyển mình trong nền kinh tế số.