Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Bằng việc làm này cũng nhằm tiếp tục khơi dậy truyền thống hiếu học, học giỏi của người Hà Tĩnh, đồng thời mong muốn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong tương lai xây dựng và phát triển đất nước. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nói:
"Trong những năm qua, việc hỗ trợ học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học đã được các ngành, địa phương quan tâm, nhưng số lượng không nhiều.
Khi làm việc trực tiếp ở các địa phương, cơ sở, có rất nhiều học sinh mặc dù rất muốn được tiếp tục học tập nhưng buộc phải bỏ giấc mơ đại học. Nhiều em học rất giỏi, kết quả thi đạt trên 27 điểm, đậu vào các trường đại học top đầu, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên chỉ thi tốt nghiệp để nhận bằng trung học phổ thông, không dám đăng ký để đi học đại học.
Sau khi lắng nghe những trăn trở, bế tắc của các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như thế, tôi cùng với Thường trực Tỉnh ủy thống nhất phải kịp thời có giải pháp giúp đỡ các học sinh ấy.
Chủ trương này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các cấp, ngành, địa phương, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trên cơ sở đề xuất của các ngành liên quan, Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh ra đời với mong muốn thắp lên ước mơ, chắp cánh con đường học vấn cho các em".
- Điều kiện nào để sinh viên được nhận hỗ trợ từ Qũy, thưa ông?
Những trường hợp nhận được hỗ trợ 100.000.000 đồng - 120.000.000 đồng từ Quỹ khi đậu các trường đại học trong nước đạt tổng điểm 3 môn thuộc khối đăng ký xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc thủ khoa trường đại học đăng ký xét tuyển, khối đăng ký xét tuyển. Trường hợp đạt từ 25 - 27 điểm, nhưng gia đình đặc biệt khó khăn, Ban Quản lý Quỹ của tỉnh, các huyện xem xét quyết định mức hỗ trợ.
Có ý kiến đề nghị đối với các em đã được hỗ trợ học đại học, sau khi tốt nghiệp phải về phục vụ quê hương, nhưng tôi cùng với lãnh đạo tỉnh thống nhất không đưa ra điều kiện như thế.
Mong muốn lớn nhất của lãnh đạo tỉnh, các em học tập, rèn luyện thật tốt thì cơ hội việc làm sẽ lớn hơn; sau khi tốt nghiệp đại học, tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhân lực, các em có nguyện vọng vào làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, tỉnh sẽ tạo điều kiện. Nếu các em làm việc ở các địa phương khác trong cả nước, trở thành những cán bộ, kỹ sư, bác sỹ, nhà giáo giỏi, doanh nhân thành đạt cũng chính giúp ích cho tỉnh, cho đất nước.
Tỉnh đã giao cho Hội Khuyến học tỉnh quản lý, sử dụng Quỹ đúng mục đích hỗ trợ các em học tập; căn cứ kết quả học tập, rèn luyện hằng kỳ để hỗ trợ. Hàng tháng sẽ chuyển số tiền theo quy định cho các em để cân đối chi tiêu và Quỹ trao đúng mục đích là hỗ trợ học tập chứ không phải vì mục đích khác.
- Vậy tỉnh Hà Tĩnh sẽ huy động nguồn lực nào cho Quỹ duy trì hoạt động lâu dài?
Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt được huy động từ nguồn xã hội hóa, đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Sau khi có chủ trương, lãnh đạo tỉnh đã kêu gọi một số doanh nghiệp trên địa bàn cùng đồng hành với tỉnh. Mặc dù, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng đã sẵn sàng chia sẻ. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã nhận “đỡ đầu” cả quá trình học cho 5 đến 10 sinh viên, cũng có nhiều doanh nghiệp cùng chung tay hỗ cho một sinh viên với tinh thần “góp gió thành bão”. Đến nay, Quỹ đã kêu gọi được hơn 3 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ theo hướng giúp đỡ các em sinh viên trong suốt quá trình học; sau khi ra trường, các em có nguyện vọng vào làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện. Như vậy, việc lập Quỹ hỗ trợ còn có ý nghĩa nhân văn, tạo lan tỏa việc làm tốt đẹp đến nhiều thành phần trong xã hội.
Những năm tới, ngoài việc trích một một phần ngân sách, tỉnh tiếp tục mở rộng việc huy động từ nguồn xã hội hóa, vận động một số cơ quan, đơn vị đỡ đầu các em, tỉnh sẽ kêu gọi cán bộ, công chức hưởng ứng tham gia để duy trì và phát triển Quỹ.
- Hà Tĩnh hiện nay có nhiều lĩnh vực, vấn đề cần quan tâm nhưng tại sao ông lại dành tâm huyết cho Quỹ này như vậy?
Trong thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, kịp thời cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bước đầu đạt được kết quả tích cực trong điều kiện còn rất nhiều khó khăn. Trong đó đặc biệt quan tâm kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân; chủ động phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, nhất là các đột phá chiến lược, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh sớm đạt chuẩn nông thôn mới, từng bước trở thành tỉnh khá cả nước, tỉnh đang tập trung chỉ đạo đề ra các giải pháp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
Bởi lẽ, thu hút đầu tư không chỉ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để công dân Hà Tĩnh không phải đi các địa phương khác làm việc mà có việc làm tại chính quê hương.
Sắp tới, một số tập đoàn lớn như Vingroup, T&T.. sẽ khởi công xây dựng một số dự án lớn. Đây là động lực để địa phương tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vệ tinh, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, hiện nay lượng người lao động về quê tránh dịch Covid-19 sẽ có cơ hội để tìm kiếm việc làm trên chính quê hương mình mà không phải đi làm ăn xa.
Đây là nguồn nhân lực đã được đào tạo, có tay nghề, kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp. Tỉnh sẽ đề ra các giải pháp cụ thể để tạo điều kiện cho người lao động làm việc trên địa bàn, đảm bảo thu nhập ổn định, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình, con cái.
Việc hình thành và phát triển Quỹ hỗ trợ cho các em sinh viên cũng nằm trong kế hoạch này. Nếu chắp cánh cho các em bước tiếp con đường học tập, phát huy tốt năng lực của mình sẽ góp phần tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trong tương lai.
Bằng việc làm này cũng nhằm tiếp tục khơi dậy truyền thống hiếu học, học giỏi của người Hà Tĩnh, đồng thời mong muốn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng trong tương lai xây dựng và phát triển đất nước.
- Nhắc đến vấn đề an sinh xã hội, được biết, thời gian qua Hà Tĩnh đã thực hiện hiệu quả chủ trương hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, hộ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
Trong quá trình chỉ đạo, kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ ở địa phương, cơ sở, chứng kiến cảnh người dân gồng gánh đi tránh lũ ở các trường học, trạm y tế...; hay khi được hỗ trợ do bị ảnh hưởng của thiên tai, chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt. Nỗi lo lắng về mùa mưa lũ những năm sau vẫn cứ đeo bám người dân.
Để có giải pháp sống chung an toàn với lũ lâu dài, thời gian qua, tỉnh đã kêu gọi, huy động từ nguồn xã hội hóa với hơn 210 tỷ đồng, triển khai xây dựng 32 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ. Nhà văn hóa được thiết kế vừa phục vụ các hoạt động chung của cộng đồng, vào mùa mưa bão dùng làm nơi tránh trú cho người và gia súc.
Cùng với đó, tỉnh hỗ trợ xây dựng 2.039 nhà ở kiên cố cho người có công, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn, hiện nay đã hoàn thành 1.900 nhà ở, mỗi nhà hỗ trợ 70 triệu đồng. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đã huy động công sức lao động, ngày công, vật liệu để làm nhà cho người dân. Đó là những căn nhà thắm đượm nghĩa tình của cộng đồng.
Trước những khó khăn, thách thức, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, điểm xuất phát thấp, đòi hỏi mỗi một người dân, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang của tỉnh Hà Tĩnh phải chủ động nắm bắt thời cơ, tranh thủ tối đa sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, sự hỗ trợ, chia sẻ của các tỉnh, thành phố, đồng sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 -2025.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.