Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno cho biết Nga đã đề nghị bán dầu cho nước này "với giá thấp hơn 30% so với giá thị trường quốc tế".
Theo ông Uno, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đang cân nhắc việc này. Tuy nhiên, có luồng ý kiến phản đối vì lo ngại nước này sẽ phạm vào các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Động thái của Moscow diễn ra trong bối cảnh G7 (gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italia và Anh) đang nỗ lực bàn bạc để đưa ra thống nhất về việc triển khai cơ chế áp giá trần với dầu mỏ xuất khẩu của Nga muộn nhất là vào đầu tháng 12 năm nay, khi các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu thô Nga có hiệu lực.
Vấn đề áp trần giá lên dầu Nga được Mỹ và các đối tác trong G7 cân nhắc trong bối cảnh dù bị nhiều nước cấm vận, Nga vẫn đạt doanh thu “khủng” từ việc xuất khẩu dầu thô và khí đốt ngay cả khi lượng xuất khẩu bị giảm.
Hiện chưa rõ lập trường của các nước châu Á về kế hoạch này. Tuy nhiên, rất ít quốc gia công khai ủng hộ. Ấn Độ lưỡng lự tham gia, do các ngành công nghiệp của nước này có thể mất cơ hội mua dầu Nga giá rẻ.
Khi xung đột tại Ukraine mới nổ ra, sản xuất dầu của Nga lao dốc ngay sau đó. Tuy nhiên, 3 tháng qua, sản lượng dần phục hồi khi hoạt động lọc dầu trong nước bùng nổ và khách mua châu Á thế chân châu Âu. Sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ Nga đã chạm 10,8 triệu thùng một ngày trong tháng 7. Đây là mức cao nhất kể từ khi xung đột nổ ra.
Theo Guardian, sản lượng dầu Nga giảm chưa đến 3% kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng nhận định rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu Nga có hiệu quả "hạn chế", chưa được như kỳ vọng.
Dù vậy, IEA dự báo sản lượng dầu Nga mỗi ngày sẽ giảm gần 2 triệu thùng (tương đương 20% so với hiện tại) từ đầu năm sau, khi lệnh cấm cấm nhập khẩu hầu hết dầu thô Nga tới EU có hiệu lực từ ngày 5/12.
Còn từ tháng 2/2023, EU sẽ cấm vận hoạt động vận chuyển sản phẩm từ dầu của Nga. Theo IEA, điều này sẽ dẫn đến "sự sụt giảm thêm nữa" về sản lượng dầu Nga, khoảng 1 triệu thùng sản phẩm từ dầu và 1,3 triệu thùng dầu thô Nga mỗi ngày sẽ phải tìm điểm đến mới do lệnh trừng phạt của EU.
Xem thêm >> Ngăn Nga ‘vũ khí hóa năng lượng’, Canada tuyên bố trả 5 tuabin đường ống Dòng chảy phương Bắc
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.