'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, Nga phải trả khoản lãi suất trị giá khoảng 100 triệu USD đối với hai trái phiếu từ hôm 27/5. Trong đó, một loại yêu cầu thanh toán bằng đồng USD, euro, bảng Anh hoặc franc Thụy Sĩ. Loại còn lại có thể được trả bằng đồng ruble.
Sau đó, Nga đã được ân hạn đến ngày 26/6. Giai đoạn ân hạn này kéo dài 30 ngày và được kích hoạt khi các nhà đầu tư nước ngoài không nhận được tiền trả nợ đối với trái phiếu bằng đồng USD và euro.
Tuy nhiên, bị cản trở bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến hệ thống thanh toán bị chặn đứng, Nga đã không thể thanh toán khoản lãi suất này trong ngày 26/6, đồng nghĩa với việc Nga đã rơi vào tình trạng vỡ nợ về mặt kỹ thuật, theo Bloomberg.
"Đây là điều rất hiếm khi xảy ra, khi một chính phủ có đủ khả năng trả nợ nhưng bị một chính phủ nước ngoài đẩy vào tình trạng vỡ nợ", ông Hassan Malik, chuyên gia tại công ty Loomis Sayles (Mỹ), chia sẻ với Bloomberg.
Theo Bloomberg, tuyên bố vỡ nợ chính thức thường do các hãng xếp hạng tín nhiệm đưa ra, nhưng các lệnh trừng phạt của châu Âu đã khiến các hãng này ngừng đánh giá đối với các thực thể của Nga. Tuy nhiên, các chủ nợ có thể tuyên bố vỡ nợ nếu bên sở hữu 25% trái phiếu nước ngoài nhất trí rằng sự kiện vỡ nợ đã xảy ra.
Trước đó, hồi tháng 5, Mỹ đã ngăn cản Nga thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ bằng việc chặn thanh toán trái phiếu và không gia hạn giấy miễn trừ đặc biệt, nhằm tạo sức ép kinh tế lớn hơn lên Moscow, dần đẩy nước này vào tình trạng bị tuyên bố vỡ nợ trong khi vẫn có tiền nhưng không thể trả nợ.
Sau đó, Bộ Tài chính Nga cho biết Moscow sẽ thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu bằng đồng ruble nếu nước này không thể thanh toán bằng ngoại tệ, để bảo vệ danh tiếng là một bên đi vay đáng tin cậy. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Nga đang làm việc trên một cơ chế mới để thực hiện các nghĩa vụ tài chính mà không cần tới sự thông qua của Mỹ.
Mặc dù luôn tuyên bố có đủ tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nhưng với danh tiếng “vỡ nợ”, dù chỉ trên mặt lý thuyết, sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của Nga, khiến một số ít các nhà đầu tư nước ngoài còn lại rời khỏi Nga, làm gia tăng những thách thức mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cáo buộc dù Nga đang rất thiện chí trả nợ nhưng các nước phương Tây đang bằng mọi cách gây ra một vụ vỡ nợ.
Lần gần đây nhất Nga vỡ nợ nội địa là khi đất nước rơi vào khủng hoảng tài chính do giá hàng hóa sụt giảm vào năm 1998. Vụ vỡ nợ ngoại tệ gần đây nhất xảy ra vào năm 1918 khi nhà lãnh đạo Bolshevik Vladimir Lenin từ chối trái phiếu do Chính phủ Nga hoàng phát hành.
Xem thêm >> Doanh nghiệp Trung Quốc ‘hào hứng’ với thị trường Nga, sẵn sàng thay thế các công ty phương Tây
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.