Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Đó là dự đoán của các chuyên gia Bloomberg về thị trường chứng khoán châu Á trong những tháng tới.
Theo chuyên gia, thị trường các nước trong khu vực châu Á có thể sẽ có sự điều chỉnh từ 10 đến 20% trong vài tháng tới. Tuy nhiên, biến động sẽ giảm dần vì các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mạnh mẽ. Lạm phát có thể vẫn được kiểm soát tốt, doanh thu của các công ty đang lạc quan.
Những tháng tới, cổ phiếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sẽ thay cổ phiếu công nghệ chiếm vị trí dẫn đầu trên thị trường châu Á.
Dự đoán trong quý II, cổ phiếu bằng cổ tức có khả năng sinh lời lớn hơn cổ phiếu bằng tiền mặt.
Kết thúc quý I/2018, cổ phiếu châu Á đã biến động trở lại với một làn sóng ẩn chứa các nguy cơ địa chính trị và sự bất ổn của thị trường.
Chỉ trong quý I, châu Á đã chứng kiến xung đột thương mại nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc; một loạt bê bối chính trị tại Nhật Bản liên quan đến thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thị trưởng Tokyo Yoichi Masuzoe.
Chỉ số chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương MSCI đã giảm lần đầu tiên trong 5 quý và các thị trường trong khu vực đã bị ảnh hưởng.
Bộ chỉ số Topix (Tokyo stock Price IndeX) của Nhật đã đạt mức cao kỷ lục trong vòng 26 năm vào tháng 1/2018 và nhanh chóng giảm sâu trong 2 tháng tiếp theo.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông đã giảm trong ba tháng đầu năm 2018, kết thúc chuỗi tăng trưởng hàng quý của họ từ năm 2006.
Trong khi đó, chỉ số chứng khoán của Việt Nam (VN-Index) đã đạt được mức tăng trưởng 19% trong quý I.
Nhận định về thị trường Việt Nam, các chuyên gia cho rằng sự vượt trội về vốn chủ sở hữu của Việt Nam đã được thúc đẩy bởi nền kinh tế đang tăng tốc và dòng vốn nước ngoài đổ vào mạnh mẽ.
Chỉ số VN-Index đã tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua vào hồi đầu tháng 3 và không có dấu hiệu dừng lại.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.