Bộ Tài chính hướng dẫn khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công

Lê Ngà - 16/05/2019 11:25 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/6/2019.

VNF
Bộ Tài chính hướng dẫn khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công.

Theo đó, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của Cục, Vụ và tổ chức tương đương (gọi là đơn vị) thuộc, trực thuộc Bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

Đối với nhóm đơn vị có số biên chế dưới 50 người/01 đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung được xác định cho nhóm đơn vị này theo công thức:

Trường hợp có kết quả dư (bằng 0,5) thì được làm tròn số thêm 01 xe.

Đối với nhóm đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 04/2019/NĐ-CP, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung xác định cho nhóm đơn vị này là bằng số lượng đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị.

Ví dụ: Bộ A có 7 đơn vị có số biên chế từ 50 người trở lên/01 đơn vị thì định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tối đa cho nhóm đơn vị này là 07 xe.

Xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô

Thông tư nêu rõ, mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đối với công đoạn đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, được xác định theo công thức:

Trong đó, số km từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại là khoảng cách thực tế của lộ trình di chuyển ngắn nhất (mà xe ô tô kinh doanh vận tải loại 4 chỗ ngồi được phép lưu thông), từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của chức danh nhận khoán.

Số ngày làm việc thực tế trong tháng là số ngày chức danh nhận khoán thực tế làm việc tại cơ quan (bao gồm cả ngày làm việc thêm vào các ngày thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ lễ, nếu phát sinh).

Hình thức khoán gọn:

Hình thức khoán gọn được áp dụng đối với tất cả các chức danh hoặc áp dụng đối với từng chức danh. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau khi có ý kiến thống nhất của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng mức khoán gọn đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại của các chức danh nhận khoán. Mức khoán được xác định như sau:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/6/2019.

Đồng thời, Thông tư cũng bãi bỏ Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 4/8/2015 của Thủ tướng Chính Phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Xem thêm: Bộ trưởng được đi xe công có giá tối đa 1,1 tỷ đồng

Cùng chuyên mục
Tin khác