Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng 22/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày trước Quốc hội báo cáo về xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Theo Bộ trưởng, tỷ trọng tổng nợ trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh từ 12,2% (năm 2014) xuống 6,9% (cuối tháng 8/2019).
Tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao, tổng số tiền nợ thuế tính đến ngày 31/8/2019 là 88.253 tỷ đồng, tăng 8,2% so với thời điểm 31/12/2018, trong đó tiền nợ thuế không còn khả năng nộp ngân sách là 42.990 tỷ đồng, chiếm 48,7% tổng số tiền nợ thuế.
Nguyên nhân không thể thu hồi số nợ trên là do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, tự giải thể, phá sản, bị thiên tai, thảm họa bất ngờ không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước.
Cụ thể, Bộ Tài chính thống kê có 1.227 người nộp thuế là người đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự với số tiền nợ thuế là 362 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 162 tỷ đồng;
Có 23.651 doanh nghiệp tự giải thể nhưng không thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định với số tiền nợ thuế là 2.230 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 1.028 tỷ đồng;
Bên cạnh đó, có 264 doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tự phá sản nhưng không làm thủ tục phá sản theo quy định với số tiền nợ thuế là 772 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 355 tỷ đồng.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, có 771.416 người nộp thuế (trong đó: 191.789 doanh nghiệp, 579.627 hộ gia đình và cá nhân) bỏ địa chỉ kinh doanh không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế, với số tiền nợ thuế là 24.194 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 10.065 tỷ đồng.
Cùng với đó còn có 46.072 người nộp thuế không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh, bị cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với số tiền nợ thuế là 9.468 tỷ đồng, trong đó tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp là 4.168 tỷ đồng...
"Từ tình hình trên, Chính phủ thấy rằng việc báo cáo Quốc hội có biện pháp để xử lý nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nợ tồn đọng trước ngày 1/7/2020 mà không còn khả năng thu nộp ngân sách nhà nước", báo cáo của Bộ Tài chính nêu.
Về thẩm quyền khoanh nợ, dự thảo nghị quyết cho hay thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế sẽ quyết định việc khoanh nợ.
Về thẩm quyền xóa nợ, đối với doanh nghiệp và tổ chức, Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 15 tỷ đồng trở lên; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xoá nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xoá nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xóa nợ đối với trường hợp nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 5 tỷ đồng.
Đối với cá nhân, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình, hộ kinh doanh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp trên cơ sở hồ sơ đề nghị xóa nợ của cơ quan quản lý thuế.
Thời gian nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 và được tổ chức thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết, ông Nguyễn Đức Hải- Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết trên theo trình tự tại một kỳ họp như tờ trình của Chính phủ.
Tuy vậy, cơ quan này cũng đề nghị không xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với các đối tượng không tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn về trách nhiệm chủ quan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng nợ đọng thuế lớn, kéo dài qua nhiều năm; báo cáo rõ việc khoanh nợ, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với các khoản nợ liên quan đến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… theo nghị quyết này và có đánh giá tác động cụ thể.
Cũng theo ông Hải, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc xử lý tiền nợ thuế đối với các doanh nghiệp nhà nước, vì doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và hiện nay đang trong tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, việc khoanh tiền nợ thuế, xóa nợ nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp phải được xử lý trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.