Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Tôi dứt khoát không ký tay nên cán bộ không dám trình giấy'

Chu Thanh Vân - 18/03/2019 23:38 (GMT+7)

Trục liên thông văn bản quốc gia hiện là nơi gửi – nhận văn bản của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, đến quý IV sẽ trở thành nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên tất cả các hệ thống.

VNF
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký số văn bản điện tử ban hành Quyết định gửi các Bộ, Ban, ngành, địa phương qua trục liên thông văn bản quốc gia ngày 12/3. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Với việc công bố Cổng dịch vụ công quốc gia vào quý IV/2019, các cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính, dịch vụ công sẽ được tích hợp trên trục này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ về lợi ích cho cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp mà hệ thống này mang lại.

- Đưa Trục liên thông văn bản quốc gia vào hoạt động, chúng ta được những gì, thưa Bộ trưởng? 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cái được đầu tiên, đó là giảm được nhiều khâu, nhiều thủ tục, không phải giấy tờ in ấn, sao gửi. Bình thường gửi một văn bản từ đây xuống địa phương là 2 ngày, giờ chỉ tích cái là tới, nhanh hơn hỏa tốc, nhận được ngay và trình luôn mà không mất chi phí.

Có thể tính bằng giây chứ không phải bằng phút. Các bộ trưởng, lãnh đạo tỉnh không cần ngồi phòng mà đi bất cứ đâu cũng có thể xử lý công việc.

Văn bản ký số được ban hành có giá trị như văn bản ký “tươi” có dấu đỏ. Ông không thể nói không nhận được văn bản vì nó lưu vết hết, nhận lúc nào trên điện tử.

Theo tính toán, riêng tiền photo, tiền giấy, mực, sao chụp, scan… đã tiết kiệm được khoảng 154,3 tỷ đồng. Tiền bưu chính, gửi văn bản hỏa tốc, chuyển phát nhanh… tiết kiệm khoảng 575,2 tỷ đồng.

Chi phí về thời gian, tiết kiệm lao động tính sơ bộ theo giá hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới tiết kiệm khoảng 576 tỷ đồng. Như vậy, chúng ta tiết kiệm được trên 1.200 tỷ đồng.

Còn nhiều cái khác không thể tính được, ví dụ với cách làm công khai, minh bạch như vậy sẽ giảm tiêu cực, nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

Doanh nghiệp có sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, đồng ý chủ trương sớm thì sản phẩm đó sẽ ra sớm hơn so với mong đợi… Đặc biệt, lòng tin của dân và môi trường đầu tư cũng được cải thiện rất nhiều. Lợi ích đó chưa thể tính được.

Quyết tâm đến ngày 30/6 phải thông qua được e-cabinet (hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc) của Chính phủ, thay vì Văn phòng Chính phủ phi giấy tờ, phải tiến tới Chính phủ phi giấy tờ. Chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ là sẽ kết nối với các thành viên Chính phủ.

Trước đây, Chính phủ họp 3 ngày, tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin giảm thời gian họp chỉ còn 1 ngày, vì nội dung văn bản đã được xử lý trên mạng, khi đồng thuận rồi đưa ra Chính phủ biểu quyết thông qua; tới đây sẽ ấn nút bằng vân tay.

Như ở Estonia, họp Chính phủ không quá 30 phút, có cuộc họp không đến 5 phút, đến chỉ ấn nút biểu quyết thôi.

Chúng ta bỏ họp, giảm thời gian họp, tăng trao đổi liên thông điện tử có lợi rất nhiều, cải cách minh bạch. Thậm chí, một văn bản được đem ra lấy ý kiến các bộ, bộ nào chậm trễ hoặc không trả lời cũng sẽ bị chỉ đích danh ngay. Như vậy tạo ra minh bạch, công khai, rõ ràng, mọi người đều có thể giám sát được.

- Vậy là người dân cũng được hưởng lợi?

Nếu thực hiện tốt dịch vụ công, công khai các thủ tục hành chính sẽ mang đến cho người dân, doanh nghiệp lợi ích lớn hơn rất nhiều.

Vừa qua, Thủ tướng đã chỉ đạo cuối quý IV/2019 nâng Trục liên thông văn bản quốc gia thành trục liên thông tích hợp với Cổng dịch vụ công và thí điểm ngay thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe, sẽ làm và công khai luôn.

Chẳng hạn, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an kết nối dữ liệu, hôm nay anh vi phạm ở đâu, đi xe biển số nào, bị giữ bằng hoặc tước bằng, tất cả đều được lưu giữ trên nền điện tử.

Gặp trường hợp bất khả kháng như hỏa hoạn, mất cắp, truy xuất lại hồ sơ ban đầu trên cơ sở dữ liệu là ra luôn đã có hồ sơ thi bằng lái xe ngày này, đã cấp ngày này, bằng lái xe có thời hạn bao năm, hạng gì…

Khi báo mất, chứng minh được là bị mất hoặc hỏa hoạn thì được cấp lại bình thường. Như thế sẽ rất nhanh. Chúng tôi đi học hỏi và tham quan các nước họ đều làm như thế.

Không còn “kho anh, kho tôi”, độc quyền dữ liệu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

 

- Nhưng hiện vẫn còn tình trạng cát cứ, độc quyền về dữ liệu, theo Bộ trưởng liệu có xử lý được?

Đó là do hiện nay ông nào cũng muốn giữ, không muốn chia sẻ. Quý IV/2019 sẽ có kho của quốc gia, không phải của riêng bộ, tất cả dữ liệu quốc gia bắt buộc phải đẩy hết vào đó và do Thủ tướng quản lý chìa khóa.

Chia sẻ dữ liệu nào, Thủ tướng là người quyết định. Không còn “kho ông, kho tôi” thành dữ liệu riêng, độc quyền. Có hệ thống này không thể giấu gì được, anh đấu giá biển số xe xong là lên luôn, minh bạch, không phải hỏi. 

- Thưa Bộ trưởng, vấn đề bảo mật và bảo đảm an toàn hệ thống được đặt ra như thế nào? 

Tới đây sẽ phải tiếp tục thể chế hóa, hoàn thiện các nghị định quy định về kết nối chia sẻ, về bảo mật thông tin cá nhân, về xác thực định danh… Cách làm là doanh nghiệp đầu tư cả hạ tầng và thiết bị ứng dụng, Nhà nước thuê lại.

Chi phí thuê hạ tầng hết khoảng 31 tỷ đồng/năm, chúng ta tiết kiệm được 1.200 tỷ đồng như tôi đã nói ở trên.

Hệ thống này phải xây dựng 2 đường, một đường chạy và một đường dự phòng, luôn có tính bảo mật. Các thiết bị phải được cung cấp từ các nước đảm bảo an toàn nhất.

Chúng ta cũng tận dụng tối đa chuyên gia nước ngoài. Các nước Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Estonia, Australia và Ngân hàng Thế giới… sẽ cử một đoàn chuyên gia sang giúp Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử.

Các chuyên gia sẽ giúp việc phòng ngừa, tấn công các mã độc hay loại trừ các thiết bị nguy hại, mất dữ liệu thông tin.

Đối với văn bản mật, hiện mới cập nhật và theo dõi chứ chưa xử lý trên mạng. Văn bản mật phải mã hóa, không nêu trích yếu nội dung, chỉ để theo dõi văn bản này và xem quy trình xử lý, không xử lý nội dung trên đó.

Văn bản mật có hệ thống xử lý nội bộ riêng, có khung kết nối riêng, không kết nối ra bên ngoài và không sử dụng được USB.

Đặc biệt, các nhà cung cấp thiết bị phải là nơi sản xuất an toàn, tin tưởng, có nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan an ninh và Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra.

- Theo ông khó khăn lớn nhất hiện nay là gì? 

Cái khó lớn nhất là giờ phải tạo ra sự đồng bộ, phải có cơ sở dữ liệu làm nền tảng, vấn đề này ta chưa có hoặc có chưa đầy đủ. Hiện mới có dữ liệu về bảo hiểm xã hội, về đăng ký doanh nghiệp, nhưng dữ liệu về đất đai, dân cư chưa có, chưa đồng bộ…

Vì dữ liệu dân cư chưa có nên phải lấy xác thực điện tử của bảo hiểm xã hội, không thể chần chừ chờ đợi, phải làm dần và đúc kết, khi nào có dữ liệu về dân cư sẽ chuyển.

- Ông đánh giá thế nào về độ sẵn sàng của các bộ, ngành, địa phương? 

Các bộ, ngành, địa phương rất quyết tâm, dù có mức độ khác nhau. Giờ quan trọng là phải tập huấn và tạo áp lực từ trên xuống. Bên trên giờ phải hoàn toàn không ký tay nữa, nếu nay gửi điện tử, mai ký tay thì không được. Và bên dưới gửi lên mà không gửi điện tử, ký tay thì trên không ký cho nữa. Như Văn phòng Chính phủ giờ không ký “tươi” nữa, lãnh đạo không ký thì đương nhiên phải ốp điện tử vào. 

Tôi vừa họp vừa ký văn bản được. Văn phòng Chính phủ trang bị iPad cho các lãnh đạo vụ, dù đi công tác hay họp vẫn có thể giải quyết công việc và ký văn bản trên điện tử. 

Nếu chúng ta làm tốt sẽ tạo ra nền hành chính hiện đại và đặc biệt là khi tất cả các dịch vụ số hóa hết sẽ rất thuận lợi. Mỗi người có một tài khoản, cộng với thanh toán điện tử, sau này mua bất cứ thứ gì cũng nhập vào mã số của mình, không giấu được. Thủ tướng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đã đồng ý dùng số thẻ bảo hiểm y tế cùng với mã số thuế doanh nghiệp, mã thẻ tài khoản ngân hàng… tích hợp lại, cùng công an xác thực số định danh liên quan đến các thủ tục, điều này rất thuận tiện cho người dân. 

Trước đây lưu trữ rất phức tạp, vừa văn bản giấy, vừa phần mềm, nhưng giờ chỉ lưu trên điện tử, bằng phần mềm nên rất rẻ và tiện, tạo ra nền hành chính hiện đại. Quan trọng là nhìn ra định hướng và khung chuẩn. 

- Ông từng nói, nhiều cán bộ vẫn ngại từ bỏ cách làm truyền thống vì sợ mất quyền lợi, Chính phủ 4.0 nhưng cán bộ 0.4, cần giải quyết bài toán đó như thế nào? 

Có thể nói, ước mơ nền hành chính không giấy tờ khó có thể chạm tay vào nếu không có hành động thực sự quyết liệt, đặc biệt về con người. Đúng là có tình trạng đó, khi nhiều cán bộ của chúng ta vẫn muốn giữ thói quen làm việc giấy tờ vì không muốn từ bỏ quyền lợi của riêng mình. Giờ muốn làm được phải ban hành thể chế và quy định rất cụ thể. 

Bên cạnh đó, lãnh đạo phải đi tiên phong, lãnh đạo mà ký giấy, cán bộ sẽ không chịu trình văn bản điện tử. Lãnh đạo xử lý trên điện tử, không cán bộ nào dám trình văn bản giấy. Như tôi, dứt khoát không ký tay nên cán bộ không dám trình giấy, nếu không làm thế là ngày nào văn bản cũng xếp hàng chồng trên bàn. Cải cách thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị rất quan trọng, nếu làm tích cực cả bộ máy chuyển hết. 

Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

15/04/25 11:40 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45 về công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, quy định rõ về độ tuổi, thời gian công tác và cơ cấu nhân sự tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo trong giai đoạn mới.

 Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

15/04/25 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum đã thảo luận bàn bạc về việc thành lập các Tổ công tác chung để thực hiện việc sáp nhập.

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

15/04/25 11:15 (GMT+7)

(VNF) - Từ năm 2025, toàn bộ mô hình hành chính trung gian như thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thị trấn sẽ bị xóa bỏ. Đây là nội dung trọng tâm trong Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

15/04/25 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Công Thương khẳng định không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm sản xuất sữa giả.

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

15/04/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam.

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

15/04/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Trần Đình Thiên khẳng định việc triển khai các công trình APEC 2027 tại Phú Quốc là nhiệm vụ cấp bách với sự chủ động của địa phương, đặc biệt trong công tác tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ, để góp phần kiến tạo một đô thị toàn cầu trong tương lai.

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

15/04/25 06:30 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, các lãnh đạo chủ chốt, Thường trực Ban Bí thư sẽ cho ý kiến về phương án nhân sự lãnh đạo chủ chốt các tỉnh, thành sau sáp nhập.

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

14/04/25 17:56 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng để ngày 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

14/04/25 16:30 (GMT+7)

(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên ngày 14/4 cho biết cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Yên Mỹ do thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án hình sự xảy ra tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ.

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

14/04/25 16:08 (GMT+7)

(VNF) - Cùng với hợp tác mua, thuê, thuê mua máy bay, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác đầu tư các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy bay tại Việt Nam.

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

14/04/25 14:44 (GMT+7)

(VNF) - Trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính, Tổng Bí thư yêu cầu nắm chắc tình hình triển khai ở cơ sở, nhất là việc sáp nhập xã, bố trí cán bộ sau khi sáp nhập tỉnh, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

14/04/25 12:58 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc báo chí công khai 28 tỉnh, 6 thành phố trực thuộc Trung ương và thủ phủ của các tỉnh thành là phương pháp lấy ý kiến của nhân dân.

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

14/04/25 12:57 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi và đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý.

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

14/04/25 12:09 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 14/4, tai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bà Trương Mỹ Lan và các bị cáo đồng phạm nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử vào nghị án.

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

14/04/25 12:05 (GMT+7)

(VNF) - Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, Chính phủ đề xuất phân quyền cho Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân. Thẩm quyền này đang thuộc Quốc hội, theo luật hiện hành.

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

14/04/25 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Gia đình ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, vừa chuyển 100 tỷ đồng vào tài khoản của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để khắc phục hậu quả vụ án.

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

14/04/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã. Hiện cả nước còn 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sau phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chốt số lượng cụ thể bao nhiêu xã được sắp xếp.

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Trung ương thống nhất chủ trương cả nước còn 34 tỉnh thành, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Có 11 địa phương giữ nguyên và 52 địa phương sáp nhập thành 23 tỉnh, thành.

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

14/04/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Thời gian qua, quan hệ kinh tế Việt - Trung tổng thể duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

14/04/25 07:15 (GMT+7)

(VNF) - Đề án sắp xếp, sáp nhập cơ quan HĐND của Đà Nẵng và Quảng Nam nhằm hoạt động đồng bộ, thông suốt, chủ động và sáng tạo.

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

13/04/25 20:53 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

13/04/25 20:07 (GMT+7)

(VNF) - Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên, Bắc Kạn và Thái Nguyên đang chuẩn bị phương án sáp nhập, với trọng tâm là bố trí cán bộ, hạ tầng kết nối và lấy ý kiến cử tri.

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

13/04/25 16:44 (GMT+7)

Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức hội nghị về sắp xếp, sáp nhập tỉnh với Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc và Hòa Bình vào chiều mai 14/4.

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

13/04/25 16:35 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu cần có chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành tại Việt Nam và so với quốc tế trong việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Tin khác
Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

Việt - Trung tăng cường hợp tác năng lượng sạch, phát triển xanh, kinh tế số

(VNF) - Trong bản Tuyên bố chung được ký kết nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã cam kết tăng cường hợp tác toàn diện, sâu rộng và thực chất trên hàng loạt lĩnh vực kinh tế, từ thương mại nông sản đến phát triển công nghệ cao, tài chính, đầu tư và đổi mới sáng tạo.

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về độ tuổi và cơ cấu nhân sự cấp ủy

 Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Quảng Ngãi – Kon Tum xong phương án sáp nhập trước 1/5

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Xóa bỏ thành phố thuộc tỉnh, thành phố trong thành phố từ 2025

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương nói trách nhiệm của Bộ Y tế

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

'Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp tăng cường đầu tư chất lượng cao tại Việt Nam'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Còn 2 năm chuẩn bị cho APEC: 'Phú Quốc phải vừa chạy vừa xếp hàng'

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị hướng dẫn phương án nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Thủ tướng: 'Vận hành bộ máy mới sau sáp nhập từ 1/7'

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Bắt Giám đốc và loạt cán bộ Bảo hiểm xã hội ở Hưng Yên

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn máy bay Trung Quốc hợp tác với các hãng bay Việt

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

Tổng Bí thư: 'Nắm chắc việc bố trí cán bộ sau sáp nhập tỉnh'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

'Công khai tên và thủ phủ 34 tỉnh thành là cách lấy ý kiến nhân dân'

 Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Ban Bí thư đồng ý cho Chủ tịch Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Bà Trương Mỹ Lan lên kế hoạch khắc phục hậu quả trong 2-5 năm

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng được quyết chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp thêm 100 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Chuẩn bị chốt số lượng xã sẽ giảm trên cả nước

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung  nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt - Trung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

Đà Nẵng và Quảng Nam lên đề án sáp nhập Hội đồng nhân dân

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

TP.HCM lấy ý kiến người dân sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Đắk Lắk - Phú Yên, Bắc Kạn - Thái Nguyên: Sẵn sàng cho 'cuộc đại sáp nhập' lịch sử

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Phú Thọ tổ chức hội nghị sáp nhập tỉnh với Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'

Xây dựng trung tâm tài chính: 'Cần chính sách vượt trội so với pháp luật hiện hành'