VNF

 

 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 khiến kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài trên diện rộng. Nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, phá sản khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn đạt và vượt một số chỉ tiêu kinh tế với GDP tăng 2,58%; xuất nhập khẩu cả năm về đích với con số kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; xuất siêu khoảng 4 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng hơn 9,2 tỷ USD so với năm 2020...

Có được kết quả trên tôi cho rằng khó để có thể nói hài lòng nhất về chính sách cụ thể nào nhưng điều làm tôi tâm đắc là trên tất cả chúng ta thấy được sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm, trên dưới đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ Quốc hội, đến Chính phủ, các Bộ ngành trung ương, địa phương, tất cả các thành phần kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng lòng của hơn 90 triệu người dân Việt Nam để cùng với Chính phủ triển khai những quyết sách quan trọng thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế".

Có thể nói chưa bao giờ công tác xây dựng, ban hành, hoàn thiện thể chế, chính sách được quan tâm, triển khai một cách nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp như năm nay; hàng trăm nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư đã được ban hành để kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, khơi thông nội lực của nền kinh tế.

Tuy nhiên, mặc dù Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã hết sức nỗ lực tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp như nêu ở trên, điều mà khiến bản thân tôi còn nhiều trăn trở đó là sức lực của nhiều doanh nghiệp đang bị bào mòn trong khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.

Việc triển khai các chính sách còn hạn chế, qua theo dõi và tổng hợp các kiến nghị phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy vẫn còn một số hạn chế, tồn tại trong khâu thực thi các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Việc triển khai của một số chính sách còn khá cứng nhắc, thiếu thống nhất ở một số địa phương, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục quán triệt quan điểm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển; coi việc thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị. Cần có sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm và nhiệt tâm hơn nữa của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt ở cấp thực thi chính sách. Với phương châm “sớm nhất-hiệu quả nhất”, chúng ta cần chủ động xây dựng chính sách và chuẩn bị nguồn lực cần thiết triển khai các biện pháp hỗ trợ dài hạn, bền vững giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi, thích ứng với tình hình mới.

 

Tôi cho rằng ở mọi quốc gia, sự đồng lòng, đồng thuận của người dân và doanh nghiệp đối với các quyết sách, quyết định của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của chính sách đó. Ông cha ta đã có câu: “Tư tưởng không thông vác bình tông cũng nặng”. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh tinh thần đoàn kết luôn là vũ khí sắc bén giúp dân tộc Việt Nam giành được chiến thắng trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất, và tinh thần này cũng chính là vũ khí giúp chúng ta vượt qua khó khăn của đại dịch trong 2 năm qua.

Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nhưng ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam đã được phát huy hơn bao giờ hết. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ đạo kịp thời, quyết liệt về tăng cường công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh, bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, ngay từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã nêu cao tinh thần chia sẻ đồng hành cùng đất nước, vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động. Ở những nơi, những thời điểm dịch bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều, các doanh nghiệp đã nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và ứng dụng các giải pháp, công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là tập trung khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới.

Điều đáng mừng là khi dịch bệnh căng thẳng, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam không chỉ chủ động có những giải pháp linh hoạt tự thích ứng, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ người dân, cộng đồng, đóng góp lớn về tài chính vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 và mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp Việt Nam đối với đất nước. Tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân luôn là yếu tố then chốt quyết định mức độ hồi phục của kinh tế trong thời gian tới.

 

Trong năm 2022, Việt Nam sẽ có nhiều cải thiện cả về động lực và kết quả phục hồi, phát triển kinh tế so với năm 2021. Thứ nhất, với kinh nghiệm, năng lực, khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên, khả năng chủ động sản xuất được vaccine ngừa Covid-19 sẽ sớm đảm bảo mục tiêu tiêm vaccine cho toàn dân, đưa đất nước sớm trở lại trạng thái bình thường và nền kinh tế mau chóng hồi phục. Việc hoàn thành bao phủ vaccine vào cuối năm 2021, hoặc chậm nhất vào đầu năm 2022 là một trong những điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế.

Nhìn chung, quá trình phục hồi kinh tế năm 2022 sẽ gặp không ít thách thức, nhiều điểm nghẽn, nút thắt cần được giải quyết. Việt Nam tiếp tục đối diện với sự gia tăng áp lực lạm phát, trần nợ công và nợ xấu ngân hàng, những hạn chế về khả năng đáp ứng nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng của hệ thống y tế cơ sở, trong khi số lượng người cần được hỗ trợ y tế, an sinh xã hội là rất lớn. Việc phục hồi sản xuất, kinh doanh có thể bị cản trở bởi khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ. Tỷ lệ tín dụng so với GDP vẫn ở mức cao, vốn trung, dài hạn của nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng.

Tiêu dùng nội địa, vốn đóng góp khoảng 68-70% trong GDP, có khả năng phục hồi nhờ yếu tố tâm lý thị trường và thu nhập được cải thiện. Khu vực tư nhân và FDI có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh nhờ sự hồi phục cả phía cung, phía cầu, sự thích ứng của khu vực doanh nghiệp và các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ.

Thứ hai, tác động trực tiếp của các gói hỗ trợ kinh tế được tăng cường. Việt Nam tăng cường khả năng phục hồi thông qua hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt trên cơ sở phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội; áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.

Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân”, cùng với “tận dụng tốt các cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các giải pháp tổng thể”. Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; phấn đấu GDP tăng 6-6,5%.

Thứ ba, nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Trong bối cảnh dịch bệnh có thể kéo dài, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đặt ra là tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm sức khỏe, tính mạng nhân dân và an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát lạm phát, hạn chế nợ xấu phát sinh, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Các chính sách hỗ trợ phát triển tạo động lực kích thích cho cả tổng cung và tổng cầu; củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn, tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp.

Mặc dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng cả năm 2021, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam. Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%. Xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2021 tăng liên tục ở các tháng và trong cả năm. Khu vực ĐTNN xuất siêu gần 28,5 tỷ USD kể cả dầu thô đã bù đắp được phần nhập siêu 25,5 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho cả nước xuất siêu 3 tỷ USD trong cả năm 2021.

Trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế, cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt. Do vậy, để tiếp tục có sức hấp dẫn nhằm thu hút ĐTNN trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược thu hút FDI của các nước trên thế giới; đồng thời tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Thứ hai, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; có chiến lược đúng trong xử lý dịch COVID- 19, đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêm chủng để đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động tạo dựng niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện, tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và các biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…

Thứ tư, Chính phủ cần xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có năng lực, khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia của đất nước.

Thứ năm, chủ động phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên danh sách các doanh nghiệp đang có quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi, mời vào đầu tư tại Việt Nam.

Thứ sáu, tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, tổ chức các Hội nghị XTĐT theo hình thức trực tuyến. Thời gian vừa qua, Bộ KHĐT đã có nhiều cuộc Tọa đàm với lãnh đạo cấp cao các Tập đoàn lớn và các công ty đa quốc gia để trao đổi về các kế hoạch đầu tư của họ và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Thứ bảy, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sau các đợt đứt gẫy về nguồn lao động. Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm, khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng nghề cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

 

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhi

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Ông Biden và ông Trump: Ai cứng rắn hơn với Trung Quốc?

(VNF) - Mặc dù có nhiều điểm bất đồng nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump dường như ngày càng thể hiện nhiều điểm tương đồng trong cách hành xử với Trung Quốc.

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng chờ 'đũa thần' từ Thông tư 02

(VNF) - Tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng trong quý đầu năm tăng nhanh, lên trên ngưỡng 3%. Vậy nợ xấu có được kìm hãm khi Thông tư 02 được kéo dài đến hết năm nay?

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

TDG Global lên kế hoạch thu gần 1.500 tỷ trong năm nay

(VNF) - Trong năm 2024, Công ty cổ phần Đầu tư TDG Global đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn hơn 4 tỷ đồng.

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

Nhận diện Xây dựng Tự lập cùng Tập đoàn Thuận An trúng thầu 1.000 tỷ ở Phú Thọ

(VNF) - Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập từng liên danh cùng Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng.