'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau hai phiên ‘đỏ lửa’, chỉ số VN-Index đã bật xanh và khép lại phiên giao dịch sáng nay với 1.284 điểm, tăng 0,74%.
Trong bối cảnh đó, không quá ngạc nhiên khi bộ tứ VGI – VTK – CTR – VTP ‘nhà’ Viettel đồng loạt ghi nhận mức tăng khá và ‘dắt nhau’ lên đỉnh.
Từ đầu năm đến nay, kể cả khi thị trường chung chìm trong sắc đỏ và chịu áp lực bán tháo, nhóm cổ phiếu này vẫn ‘đi ngược số đông’, thu hút dòng tiền lớn và liên tục thiết lập những kỷ lục mới.
Kết thúc phiên sáng, cổ phiếu VGI một lần nữa công phá đỉnh lịch sử, khi tăng 6,1% lên mức 111.400 đồng/cp. Mức giá này đã đẩy vốn hóa của Viettel Global lên gần 339.080 tỷ đồng (hơn 13 tỷ USD), củng cố vị trí á quân trong danh sách những doanh nghiệp quy mô nhất sàn chứng khoán. Thời điểm hiện tại, vốn hóa của ‘gã khổng lồ’ ngành công nghệ - viễn thông đã xấp xỉ tổng giá trị thị trường của hơn 300 doanh nghiệp đang niêm yết trên HNX.
Tương tự, với mức tăng 4,54%, cổ phiếu VTK của Viettel Consultancy & Services đang trên đường gia nhập ‘câu lạc bộ’ cổ phiếu 3 chữ số. Mã này hiện đang giao dịch ở mức kỷ lục 98.900 đồng/cp. Giá trị vốn hoá tương ứng đạt 910 tỷ đồng.
Cùng chiều, dù chỉ tăng 1,54% nhưng cổ phiếu CTR cũng đủ sức xô đổ kỷ lục cũ. Khép lại phiên sáng, mã này đạt 157.900 đồng/cp. Theo đó, vốn hoá của Viettel Construction có lần đầu tiên vượt ngưỡng 18.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, VTP - cổ phiếu duy nhất rơi vào sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm qua đã chuyển xanh với mức tăng 3,46%. Mã này hiện đang giao dịch ở mức 89.600 đồng/cp, chỉ còn cách mức đỉnh lịch sử chưa đầy 5%.
Nhìn rộng hơn, từ đầu năm 2024 đến nay, bộ tứ ‘nhà’ Viettel đã tăng hàng chục, thậm chí hàng trăm phần trăm.
Đà tăng của nhóm cổ phiếu 'họ' Viettel gắn liền với những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn mẹ cũng như những câu chuyện tươi sáng của công ty con thời gian gần đây.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tập đoàn Viettel là doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách lớn nhất khối doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng trong 5 tháng đầu năm 2024.
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Viettel mang về 74.933 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tương ứng thu gần 500 tỷ đồng/ngày. Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn đạt 19.723 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 22.387 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm. Sắp tới, Tập đoàn này dự kiến sẽ khai trương mạng di động 5G trên toàn quốc trên cơ sở băng tần được cấp phép và đầu tư mở rộng mạng 4G đảm bảo vùng phủ tương đương như 2G, sẵn sàng thực hiện tắt sóng theo lộ trình Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo ông Trần Lâm Tùng, đại diện Công ty CP Chứng khoán BIDV (BSC), không chỉ hưởng lợi từ xu hướng thương mại hóa mạng 5G, cổ phiếu 'họ' Viettel còn được hỗ trợ bởi triển vọng kinh doanh tích cực tại các thị trường nước ngoài của Tập đoàn này. Hiện tại, Viettel đang đứng số 1 thị phần tại 5 trong tổng số 9 thị trường, tỷ lệ hoàn vốn đã đạt 77% và kỳ vọng tăng lên mức 84% trong 2024.
Trong khi đó, bản thân các công ty con của Viettel trên sàn chứng khoán cũng có những câu chuyện riêng đầy tích cực.
Các công ty chứng khoán chỉ ra rằng, kết quả kinh doanh khả quan là một trong những yếu tố cổ vũ cho đà tăng phi mã của cổ phiếu VGI. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Viettel Global ghi nhận doanh thu đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số ấn tượng của một công ty viễn thông trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp lĩnh vực này trên thế giới đã dần chững lại. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất kể từ quý III/2022.
Với cổ phiếu CTR của Viettel Construction, SSI Research dự báo, mã này sẽ được thêm mới vào chỉ số MarketVector Vietnam Local Index do nằm trong top 85% vốn hóa free-float tích lũy của các cổ phiếu thỏa mãn điều kiện. Theo ước tính của SSI, VanEck Vectors Vietnam ETF - quỹ đầu tư với quy mô tài sản hơn 500 triệu USD sẽ mua khoảng 1 triệu cổ phiếu CTR trong kỳ cơ cấu tháng 6 tới đây.
Bên cạnh đó, Viettel Construction cũng vừa hé lộ kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2024 với mức tăng trưởng khá. Cụ thể, luỹ kế 5 tháng đầu năm, doanh thu của doanh nghiệp hạ tầng viễn thông này này đạt hơn 4.606 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tương ứng đạt 249,7 tỷ đồng, tăng 5%.
Tương tự, cổ phiếu VTP của Viettel Post cũng nhận được kỳ vọng lớn nhờ kết quả kinh doanh khả quan. Năm vừa qua, dù doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm 10% còn 19.588 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng gần 48%, đạt 380 tỷ đồng.
Còn với Viettel Consultancy & Services, dù kém tiếng hơn, nhưng báo cáo tài chính kể từ khi niêm yết đến nay cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng đều qua các năm và lợi nhuận duy trì phong độ tăng ổn định. Gần nhất, năm 2023, Viettel Consultancy & Services báo doanh thu đạt kỷ lục gần 283 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch và tăng 32% so với doanh thu thực hiện năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức cao nhất kể từ khi niêm yết, đạt 26 tỷ đồng, vượt 13,8% kế hoạch và tăng 25,6% so với năm 2022.
Thời gian gần đây, mức cổ tức 15% được đánh giá là động lực chính đưa cổ phiếu VTK tiến gần về mức 100.000 đồng.
Theo các chuyên gia, bên cạnh kết quả kinh doanh, sóng cổ phiếu 'họ' Viettel còn được thúc đẩy bởi các yếu tố khác.
Ông Lê Văn Hà, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở đầu giai đoạn phục hồi, tổng thể lợi tức từ các doanh nghiệp còn yếu, các doanh nghiệp Nhà nước như Viettel đang nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để trở thành 'đầu tàu' tăng trưởng. Đây là một động lực vô hình rất lớn tác động vào tâm lý chung và giá cổ phiếu.
Mặt khác, xét về cơ cấu cổ đông, hiện tại, số lượng cổ phiếu lưu hành của nhóm Viettel đang ở mức khó thấp. Do vậy, khi dòng tiền lớn 'đổ bộ', giá cổ phiếu sẽ tăng nhanh và mạnh hơn.
Bên cạnh đó, do yếu tố dòng tiền đầu cơ và sự yên tâm của trader khi vào nhóm Viettel với sự kỳ vọng trong nhiều năm tới kinh doanh và định giá bùng nổ, giá cổ phiếu thường sẽ chiết khấu từ tương lai về hiện tại.
Cuối cùng là tâm lý FOMO sợ bỏ lỡ sóng công nghệ của nhà đầu tư. Từ đầu năm 2024 đến nay, sóng ngành công nghệ trên toàn cầu và cả trong nước đang dẫn dắt thị trường, nên việc cổ phiếu nhóm Viettel tăng mạnh đang thể hiện điều đó.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.