Bốn ‘vũ khí lợi hại’ để Trung Quốc đấu với Mỹ trong chiến tranh thương mại

Hoàng Lan - 14/11/2018 12:22 (GMT+7)

(VNF) - Cuộc chiến công nghệ mới chính là “cuộc đấu của thời đại này”.

VNF
Trung Quốc đang kiểm soát nguyên liệt thô tạo ra các sản phẩm: pin sạc, tấm pin mặt trời, thiết bị giảm đau và bồn tắm nước nóng. Ảnh: Financial Times

Mỹ và Trung Quốc đang trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Nhiều chuyên gia, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson cảnh báo về “Bức màn sắt kinh tế” mới giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu 2 bên không thể giải quyết những xung đột.

Trước thềm cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 30/11 (hoặc đầu tháng 12), Tổng thống Donald Trump thể hiện đã sẵn sàng cho một thỏa thuận.

Tuy nhiên, ngay cả khi xung đột được hạn chế, hai bên cũng sẽ phải mất hàng tháng để giải quyết các vấn đề. Trong khi đó, thoả thuận giữa Mỹ và Trung Quốc nếu có cũng không hứa hẹn mang lại hiệu quả ngay lập tức cho các doanh nghiệp.

Hậu quả là, các công ty trên toàn thế giới đang chịu sự kiểm soát về nguồn gốc các nguyên liệu sản xuất và sản phẩm. Đây chính là rủi ro tiềm tàng đối với các mô hình kinh doanh.

 “Đây là cuộc đấu tranh của thời đại chúng ta. Sẽ có rất nhiều thiệt hại xảy ra”, Paul Triolo, nhà phân tích chính sách công nghệ toàn cầu tại Eurasia Group, Washington cho biết.

Nhà Trắng đã xem chiến tranh thương mại như là một trong những ưu tiên an ninh quốc gia và là phản ứng đối với chính sách “xâm lược kinh tế” của Trung Quốc.

Tổng thống Trump dành sự ưu tiên cho thuế quan và tập trung vào các lệnh cấm xuất khẩu trong một số lĩnh vực như chất bán dẫn, điều này khuyến khích các công ty Mỹ ngừng đầu tư vào Trung Quốc và trở về nước.  

“Một sự đồng thuận mới đang gia tăng trên khắp nước Mỹ. Nhiều chủ doanh nghiệp đang suy nghĩ đến những quý tiếp theo, và suy nghĩ cẩn thận trước khi tiến vào thị trường Trung Quốc. Bởi lẽ việc thâm nhập thị trường Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ”, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố trong một bài phát biểu ngày 4/10.

Trung Quốc cũng nhìn nhận rõ tình hình hiện tại. Trong một chuyến thăm các trung tâm sản xuất của tỉnh Quảng Đông hồi tháng 10/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc phải tự chủ, nhất là sự đổi mới.

Còn tại Diễn đàn kinh tế do Bloomberg tổ chức tuần trước tại Singapore, ông Paulson - cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W.Bush nhận định đây là “thời điểm thay đổi nền kinh tế toàn cầu” và “chuỗi cung ứng toàn cầu đang gặp áp lực chính trị chưa từng có.”

Bốn sản phẩm bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại khiến các doanh nghiệp đang phải đau đầu tìm cách ứng phó bao gồm; pin sạc, tấm pin mặt trời, thiết bị giảm đau và bồn tắm nước nóng.

Về cơ bản, Trung Quốc đang kiểm soát nguồn nguyên liệu thô tạo ra các sản phẩm này. Trung Quốc cũng đang nắm lợi thế cạnh tranh về giá của những sản phẩm này so với các quốc gia khác.

Sản phẩm pin Lithium-ion

Cuộc chiến thương mại của chính quyền Tổng thống Trump nhắm trực tiếp vào kế hoạch “made in China 2025” của Bắc Kinh. Đây là chiến dịch nhằm đưa Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp vào năm 2025. Danh sách các sản phẩm bao gồm: xe điện và tất cả những thứ đi kèm với chúng, gồm cả pin lithium-ion. Những sản phẩm pin này là ví dụ điển hình cho sự dịch chuyển cung ứng sắp diễn ra.

Các nhà sản xuất Trung Quốc thống trị việc sản xuất pin lithium–ion và có các bước chuẩn bị để tiếp tục thống lĩnh thị trường trong nhiều năm tới. Theo thống kê của Bloomberg New Energy Finance, Trung Quốc hiện chiếm hơn 113.000 MW/h của gần 175.000 MW/h năng lực sản xuất trên thế giới. Trong khi đó, Mỹ chiếm hơn 30.000 MW/h. Lầu Năm Góc cho rằng đây là mối đe doạ tiềm ẩn với an ninh quốc gia.

Trung Quốc hiện chiếm hơn 60% sản lượng pin lithium-ion toàn cầu.

Hơn nữa, năng lực sản xuất của Trung Quốc dự kiến sẽ tang gấp 3 lần trong 3 năm tới. Sản lượng này tương đương với 50% năng lực sản xuất của người khồng lồ Tesla Inc ở Nevada khi họ hoàn thành nhà máy vào năm 2020.

Trung Quốc cũng kiểm soát một phần đáng kể thị trường các nguyên liệu thô được sử dụng trong pin lithium-ion, bao gồm lithium được chế biến.

Các công ty như Apple Inc. và Tesla tranh giành nguồn cung các nguyên liệu kim loại như coban và lithium từ các nhà cung cấp ở các quốc gia khác. Các doanh nghiệp tại Mỹ cũng đã vận động hành lang để loại trừ thuế quan đối với sản phẩm pin và nguyên liệu thô.

Trong một bức thư hồi tháng 9 gửi tới đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizerr, Mitsubishi Chemical cảnh báo mức thuế đề xuất cho pin lithium.

“Hiện tại không có nguồn thay thế khả thi nào cho các nguyên liệu này ngoài Trung Quốc”, Giám đốc điều hành Mitsubishi cảnh báo.

Washington đã loại bỏ những nguyên liệu thô khỏi danh sách hàng hóa bị đánh thuế trị giá 200 tỷ USD hồi cuối tháng 9.

Hiện nay, Mỹ cũng giảm thuế trên sản phẩm pin lithium-ion. Tuy nhiên, điều này có thể bị thay đổi vào tháng tới nếu Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận mới tại G20. Tổng thống Trump sẽ tiếp tục áp thuế với tất cả hàng hóa nhập từ Trung Quốc.

Cảm biến năng lượng mặt trời

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thuế quan của ông Trump. Đầu năm 2018, chính phủ của ông Trump đã áp mức thuế “bảo vệ” tạm thời đối với các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập khẩu. Vào tháng 9, mức thuế này được áp lên các sản phẩm cảm biến – các hộp chuyển đổi năng lượng từ các tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều được sử dụng cho các thiết bị gia dụng và điện lưới.

Theo John Smirnow, cố vấn Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ, phần lớn các cảm biến được sử dụng ở Mỹ hiện nay đến từ Trung Quốc. Điều này sẽ thay đổi trong những tháng tới, một số công ty Trung Quốc đang chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài.

Sungrow của Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất cảm biến năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, công bố hồi tháng 4 rằng họ đang thành lập nhà máy đầu tiên bên ngoài Trung Quốc - ở Bangalore, Ấn Độ. Đây là cách các chuỗi cung ứng thay đổi.

Với mức thuế mới được áp dụng, nhà máy ở Ấn Độ của Sungrow có thể trở thành nguồn cung cấp cho nhiều cảm biến nhập khẩu vào Mỹ, ông Smirow nói. Dù sản xuất ở Ấn Độ nhưng hầu hết các nguyên liệu để sản xuất cảm biến nói trên là của Trung Quốc.

Tác động chính đối với Mỹ là giá cả sẽ cao hơn khoảng 25% khi các nhà máy bên ngoài Trung Quốc như Sungrow ở Bangalore đi vào hoạt động. Khả năng xây dựng các nhà máy cảm biến ở Mỹ là vô cùng thấp.

Thiết bị giảm đau

Đối với Omron, một tập đoàn chế tạo robot, phụ tùng xe hơi và thiết bị y tế của Nhật Bản, cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra những khó khăn cho người Mỹ trong việc giảm đau.

Các thiết bị “kích thích thần kinh qua da” hoặc “TENS” được bán tại Mỹ là sản phẩm thay thế ngày càng phổ biến cho các thuốc giảm đau opioid gây nghiện. Các sản phẩm này đồng thời được sản xuất tại Trung Quốc. Tính đến tháng 9/2018,  mức thuế áp dụng cho sản phẩm này tăng 25%.

Theo Ranny Kellogg – Giám đốc điều hành một công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ cho biết dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ sẽ mất nhiều thời gian và liên quan đến một quá trình phê chuẩn các quy định nghiêm ngặt.

Đây không phải là lựa chọn khả thi. Trong khi đó, các nhà bán lẻ như Walgreens và Walmart miễn cưỡng với ý tưởng tăng giá.

Theo Kellogg, mức thuế mới đã gây khó khăn cho Omron trong quá trình mở rộng kinh doanh các sản phẩm TENS, sử dụng các miếng đệm để dẫn các cụm điện apd thấp vào dây thần kinh ở những vùng bị ảnh hưởng bởi cơn đau. Vấn đề sức khỏe này đang ngày càng phổ biến trong tầng lớp công nhân.

“Đây là một sản phẩm giúp mọi người. Nó không phải là sản phẩm cho người giàu, những người lao động chân tay cần chúng cho các tổn thương ở lưng do hoạt động mạnh”, Kellogg nói.

Bồn tắm nước nóng

Tình hình của nhà sản xuất bồn tắm nước nóng Trung Quốc Shenzhen Kingston Sanitary Ware cho thấy tất cả đang bị tổn thương bởi chiến tranh thương mại. Kingston không bán sản phẩm cho Mỹ nhưng bị ảnh hưởng bởi mức thuế trả đũa 10% của Trung Quốc cho các sản phẩm bảng điều khiển mà Mỹ sản xuất và vỏ acrylic. Theo ông Cash Liu, Giám đốc bán hàng Kingston, phần này chiếm 65% chi phí sản xuất bồn tắm nước nóng.

Ông Trump cho biết, Kingston sẽ chuyển nguồn cung cho khách hàng đến từ châu Âu và Úc sang các bảng điều khiển từ Canada và vỏ acrylic do Trung Quốc sản xuất.

Đối với 40% khách hàng muốn gắn bó với các sản phẩm có nguyên liệu từ Mỹ, điều đó đồng nghĩa với giá thành cao hơn. 60% sẵn sàng chuyển đổi đại diện kinh doanh cho Mỹ.

Trung Quốc cũng sẽ cảm thấy đau đớn. Ông Liu cho biết tỷ suất lợi nhuận của Kingston thấp tới 10%, và mức thuế cao hơn sẽ là mối đe dọa đối với toàn ngành. "Đối với chúng tôi, đó là một cú sốc lớn", ông nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chi trả 2,72 tỷ đồng bảo hiểm cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Chi trả 2,72 tỷ đồng bảo hiểm cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

(VNF) - Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho hay, tính đến ngày 28/05/2024 đã có 4 công ty bảo hiểm báo cáo có khách hàng tham gia bị thiệt hại trong vụ cháy nhà ở phố Trung Kính, với tổng số tiền bảo hiểm chi trả là 2,72 tỷ đồng

Chân dung tân Phó Chủ tịch HĐQT LPBank Lê Minh Tâm

Chân dung tân Phó Chủ tịch HĐQT LPBank Lê Minh Tâm

(VNF) - Ông Lê Minh Tâm - Thành viên độc lập Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank)vừa được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT nhà băng này.

Mua bảo hiểm 5 phút, xử lý bồi thường trong 24h

Mua bảo hiểm 5 phút, xử lý bồi thường trong 24h

(VNF) - Thay vì khách hàng phải chờ đợi nhiều ngày như trước đây để được cấp hợp đồng hoặc nhận được tiền bồi thường bảo hiểm, nay thời gian cho 2 khâu này đã rút ngắn xuống từ 5 phút cho đến 24h. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để hóa giải định kiến “bảo hiểm mua dễ khó đòi”.

Dự án kiểu mẫu dang dở hơn 10 năm gây lãng phí

Dự án kiểu mẫu dang dở hơn 10 năm gây lãng phí

(VNF) - Một dự án Trung tâm dạy nghề tại Quảng Ngãi được ngân sách đổ vào hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên đã hơn 10 năm vẫn đang còn dang dở và bỏ hoang.

Cảnh sắc miền Tây

Cảnh sắc miền Tây

(VNF) - Cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc đặc biệt của sông nước miền Tây qua ống kính của nhiếp ảnh gia Minh Tú.

Đầu tư bằng AI: Rào cản từ 'thông tin ẩn'

Đầu tư bằng AI: Rào cản từ 'thông tin ẩn'

(VNF) - Có những nền tảng đầu tư tài chính trên thế giới gắn liền với trí tuệ nhân tạo (AI) và huy động được rất nhiều tiền từ các quỹ đầu tư nhưng cuối cùng lại thất bại. Điều đó cho thấy không dễ để đầu tư bằng AI, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam vốn có lượng “thông tin ẩn” rất lớn.

Quy hoạch Ninh Bình hiện thực hóa Đô thị di sản thiên niên kỷ

Quy hoạch Ninh Bình hiện thực hóa Đô thị di sản thiên niên kỷ

(VNF) - Theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Bộ Tài chính đề nghị tăng cấm xuất cảnh với 'sếp' doanh nghiệp nợ thuế

Bộ Tài chính đề nghị tăng cấm xuất cảnh với 'sếp' doanh nghiệp nợ thuế

(VNF) - Bộ Tài chính đề nghị ngành thuế đẩy mạnh áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân, đại diện doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế.

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh

Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh

(VNF) - Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng rất mạnh. Hiện hơn 87% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Trong khi đó, giao dịch qua ATM giảm nhanh.

Hà Nội: Căn hộ thương mại 45 - 70m2 tính cho 2 người ở

Hà Nội: Căn hộ thương mại 45 - 70m2 tính cho 2 người ở

(VNF) - Về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số đối với chung cư hỗn hợp làm nhà ở thương mại, Hà Nội quy định căn hộ 2 phòng ở có diện tích từ trên 45m2 đến 70m2 được tính 2 người.