'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chỉ số PMI của Nikkei trong tháng 10 cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà sản xuất châu Á. Một số thị trường bất ngờ tăng điểm bất chấp căng thẳng bao trùm hai nền kinh tế lớn nhất thể giới.
Trong khảo sát PMI hàng tháng của Nikkei, các công ty lớn của châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) đã trả lời các câu hỏi về sự thay đổi sản lượng, đơn đặt hàng và các điều kiện kinh doanh khác, so với một tháng trước.
Chỉ số PMI dưới 50 cho thấy sự suy giảm, trên 50 điểm thể hiện sự tăng trưởng. Trong số 15 chỉ số của PMI tháng 10, có 6 chỉ số giảm, 9 chỉ số còn lại tăng so với tháng 9.
Chỉ số của Đài Loan giảm đáng kể trong tháng 10, từ 50,8 trong tháng 9 xuống còn 48,7 trong tháng 10. Đây là sự sụt giảm đầu tiên kể từ tháng 5/2016. Theo khảo sát nhu cầu tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, cả sản lượng và đơn đặt hàng mới trong tháng 10 đều giảm.
Chỉ số sản lượng tương lai cũng sụt giảm xuống còn 48,0 trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2016. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà sản xuất nghĩ rằng sản lượng của họ sẽ giảm trong 12 tháng tới.
Ông Annabel Fiddes, nhà kinh tế học tại HIS Markit, cho biết: “Một số công ty dựa vào tình hình tranh chấp thương mại để dự đoán hiệu suất của ngành trong tương lai".
Bên cạnh căng thẳng thương mại, trong tháng 10, châu Á đã chứng kiến sự suy giảm nhu cầu đối với các sản phẩm bán dẫn, đặc biệt là với các nhà sản xuất, dẫn đến cầu yếu hơn cung.
“Nhìn về quý IV, Samsung dự đoán thu nhập tổng thể toàn công ty sẽ giảm khi bước vào giai đoạn yếu kém của thị trường bán dẫn”, Samsung Electronics cho biết vào cuối tháng 10. Các sản phẩm bán dẫn chiếm khoảng 70% lợi nhuận công ty.
Chỉ số PMI của 7 quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đã giảm từ mức 50,5 của tháng 9 xuống 49,8 trong tháng 10 và là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017.
Trong số 7 quốc gia ASEAN được khảo sát, quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất là Singapore, trung tâm bán dẫn châu Á. Chỉ số PMI sản xuất của thành phố này là 43,3 vào tháng 10, giảm so với mức 48,0 của tháng 9. Tuy nhiên, chỉ số PMI tổng thể vẫn ở mức 52,6. Xu hướng này được thể hiện trong chỉ số đầu ra sản xuất của chính phủ vào tháng 9, theo đó mức giảm là 0,2% so với một năm trước, riêng ngành bán dẫn giảm 3,9%.
Thái Lan cũng là quốc gia có chỉ số PMI giảm từ 50,0 xuống 48,9; Malaysia từ 51,5 xuống 49,2.
“Các chỉ số PMI tháng 10 là báo hiệu cho sự suy thoái kinh tế sắp xảy ra”, Priyanka Kishore, trưởng bộ phận kinh tế Ấn Độ và Đông Nam Á tại Oxford Economics cho biết, “Chúng tôi tin rằng kinh tế khu vực sẽ mất đà trong năm 2019 do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự thắt chặt trong chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).”
Tuy nhiên, một số quốc gia Đông Nam Á lại tăng trưởng đáng chú ý.
Ở Việt Nam, chỉ số PMI tháng 10 tăng từ 51,5 lên 53,9, với chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 3 tháng. Một số công ty cho biết số lượng đơn đặt hàng mới tăng.
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Mỹ tại Quảng Châu. Các công ty Mỹ và Trung Quốc tham gia khảo sát đều cho rằng họ bị mất thị phần do chiến tranh thương mại, đặc biệt là mất thị phần vào tay các công ty Việt Nam.
Chỉ số PMI của Phillippines cũng tăng đáng kể, từ 52,0 của tháng 9 lên 54,0 trong tháng 10.
PMI tháng 10 “phân định rõ ràng những người thắng cuộc trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”, Selena Ling, Trưởng phòng Nghiên cứu và chiến lược của một Ngân hàng Trung Quốc tại Singapore cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.