(VNF) - Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Năm 2024, doanh thu đạt gần 123.000 tỷ đồng
BSR vừa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán với kết quả khả quan như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 122.986 tỷ đồng; nộp Ngân sách Nhà nước của BSR đạt 13.554,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 316,7 tỷ đồng
Dù kết quả có phần giảm so với năm 2023, tuy nhiên doanh thu của BSR đạt được trong năm 2024 vẫn ở mức cao đáng kể so với giai đoạn trước, vượt xa kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra.
Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh giá dầu thô biến động mạnh dẫn đến biên lợi nhuận ngành lọc dầu bị thu hẹp, nhiều nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới và tại Việt Nam đã buộc phải tái cấu trúc hoặc tạm dừng hoạt động.
Tàu chở dầu thô cập cảng Phao rót dầu không bến (SPM).
Đứng trước thách thức đó, BSR đã chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp ứng phó với diễn biến thị trường rất phức tạp nhằm giảm thiểu tổn thất cũng như nắm bắt cơ hội khi thị trường có dấu hiệu tích cực. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, khả năng dự báo thị trường và chủ động đề ra các giải pháp để thích ứng linh hoạt.
Năm qua, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn được vận hành an toàn, ổn định và liên tục ở công suất tối ưu. BSR cũng đã chinh phục giới hạn vận hành mới, có những thời điểm Nhà máy vận hành ở công suất 118% và đạt sản lượng hơn 6,6 triệu tấn xăng dầu các loại.
Vốn chủ sở hữu chốt năm tài chính 2024 của BSR đạt 55.491,5 tỷ đồng, hoàn thành 99% kế hoạch đề ra. Về công tác đầu tư, trong năm BSR tiếp tục giải ngân công tác đầu tư của Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án bổ sung bể chứa dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các công trình khác với tổng giá trị đạt 1.352,5 tỷ đồng.
: Nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn được vận hành an toàn, ổn định và liên tục ở công suất tối ưu. Có thời điểm, công suất nhà máy đã đạt ngưỡng 118%.
Năm 2025, BSR đặt mục tiêu về kế hoạch sản lượng là 6,69 triệu tấn; doanh thu 114,5 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước khoảng 12.992 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ước khoảng 746 tỷ đồng; giá trị đầu tư khoảng 1.740 tỷ đồng.
So với kế hoạch đề ra cho năm 2024, mục tiêu về sản lượng và doanh thu năm 2025 đều được ban lãnh đạo BSR điều chỉnh nhỉnh hơn, dựa trên kết quả vượt mức kỳ vọng đã đạt được trong năm vừa qua. Tuy nhiên, trước những lo ngại về diễn biến giá dầu thô trên thế giới, mục tiêu về lợi nhuận vẫn được tính toán một cách thận trọng. Dẫu vậy, so với mức thực hiện của năm 2024, Ban lãnh đạo BSR vẫn kỳ vọng doanh nghiệp có thể lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025.
Xây dựng nhiều kịch bản, giải pháp đồng bộ
BSR luôn chú trọng vào công tác dự báo để chủ động trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo ứng phó linh hoạt và thích ứng trước những biến động của thị trường. BSR thường xuyên tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo ứng phó giá dầu thô giảm nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời, giảm thiểu rủi ro. Trước đó, bộ phận chuyên môn của BSR đã nhận định rằng năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường.
Giá dầu thô Dated Brent đảo chiều và giảm mạnh xuống dưới mốc 70 USD/thùng vào ngày 5/3/2025, so với mức giá trung bình hơn 79 USD/thùng trong tháng 1/2025, sau khi Mỹ công bố nhiều chính sách mới.
Bên cạnh đó, OPEC quyết định tăng sản lượng trở lại từ tháng 4/2025 với mức 138.000 thùng/ngày. Ngoài ra, giá dầu cũng chịu áp lực giảm từ các yếu tố địa chính trị và kinh tế, bao gồm căng thẳng kinh tế gia tăng do chính sách thuế quan của Mỹ, tiến trình hòa bình Nga - Ukraine được thúc đẩy bởi Mỹ, cũng như tình hình Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt.
Về các diễn biến kinh tế khác, Trung Quốc dự kiến đẩy nhanh các biện pháp kích thích kinh tế, trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu giảm lãi suất vay. Đồng USD tiếp tục đà tăng, cũng góp phần kéo giá dầu giảm mạnh.
Bên cạnh 3 kịch bản để ứng phó giá dầu thô, BSR cũng đề ra hàng loạt các giải pháp ứng phó biến động. Trong đó, tập trung vào việc thích ứng với giá dầu thô, sản phẩm để tăng công suất hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tại cuộc họp mới nhất của Ban Chỉ đạo ứng phó giá dầu thô giảm, Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng đã chỉ đạo kích hoạt công tác điều hành sản xuất kinh doanh từ VUCA sang BANI, phân tích rõ và đề ra 3 bộ kịch bản cho BSR: Kịch bản thực, kịch bản quản trị và kịch bản dự báo để bất cứ biến động nào của giá dầu cũng có giải pháp ứng phó cụ thể.
Ngoài ra, ông Thắng cũng nhấn mạnh, BSR cần tận dụng lợi thế về chênh lệch giá giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đang còn ở mức tốt để tăng công suất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, trước hết là tăng công suất một số phân xưởng còn dư địa. Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt, cạnh tranh với hàng nhập khẩu, duy trì tồn kho Nhà máy lọc dầu Dung Quất ở mức ổn định.
Để ứng phó với tình hình giá dầu biến động và giảm mạnh, ngoài các giải pháp trên, BSR cần tập trung vào các giải pháp quản trị, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với việc linh hoạt áp dụng các giải pháp phù hợp, kết hợp tinh thần đoàn kết, sáng tạo, BSR tự tin vượt qua thách thức, chủ động ứng phó với biến động giá dầu. Công ty sẽ tiếp tục tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành và đẩy mạnh chuyển đổi số. Đồng thời, tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2025, giữ vững vai trò nòng cốt trong ngành lọc hóa dầu Việt Nam.
(VNF) - Hiệp hội nhà thầu xây dựng Hải Phòng - Việt Nam đã làm việc với Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Quốc gia Trung Quốc để thành lập chuỗi cung ứng VLXD & liên minh kiến trúc sư.
(VNF) - Ngày 13/4, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hải Phòng chính thức được thành lập, ra mắt Ban chấp hành và ký kết Quy chế phối hợp giữa Hiệp hội và UBND TP.
(VNF) - Với định hướng trở thành tổng thầu EPC trong lĩnh vực năng lượng, hóa dầu – hóa chất, môi trường, cơ điện... MICO của ông Đào Song Hà nhiều năm qua đã trúng hàng chục gói thầu với tổng giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng.
(VNF) - Qua khảo sát 64/130 doanh nghiệp xuất khẩu, giá trị xuất khẩu 28,7 tỷ USD; xuất khẩu gián tiếp sang Mỹ khoảng 6,11 tỷ USD cho thấy, nếu chính phủ Mỹ áp thuế đối ứng 46%, tổng thiệt hại với các DN khoảng 2,81 tỷ USD.
(VNF) - Ban lãnh đạo Thiên Long cho biết đã chuẩn bị kịch bản ứng phó với chính sách thuế quan từ Mỹ – thị trường hiện chiếm 16% lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu mở rộng xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư R&D và giữ vững thị phần trước sức ép cạnh tranh từ hàng giá rẻ Trung Quốc.
(VNF) - Lotteria - chuỗi gà rán lớn nhất Việt Nam - lỗ ròng hơn 6.903 triệu won và 5.616 triệu won trong năm 2024 và 2023, tương đương lỗ gần 200 tỷ đồng trong 2 năm.
(VNF) - Bảo Tín Minh Châu báo lãi sau thuế 4,5 tỷ đồng trong năm 2023, số tiền này không đủ mua 50 lượng vàng SJC (tính theo giá vàng ngày 1/4 mà Bảo Tín Minh Châu đang niêm yết).
(VNF) - Tính đến hết năm 2024, Công ty TNHH Phát triển kinh doanh xây dựng 3 đã lỗ luỹ kế gần 500 tỷ đồng, khoản lỗ này khiến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp âm 245 tỷ đồng.
(VNF) - Vietnam Airlines đề xuất mua thêm 50 máy bay thân hẹp Airbus A320NEO hoặc Boeing B737MAX và 10 động cơ dự phòng, với tổng trị giá dự kiến khoảng 92.800 tỷ đồng (khoảng 3,7 tỷ USD).
(VNF) - Dù kinh doanh có lãi nhưng theo báo cáo tài chính của CTCP Dây cáp điện Việt Thái từ năm 2021 đến 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm. Bên cạnh đó, nợ vay của công ty cũng tăng nhanh qua từng năm.
(VNF) - CapitaLand, một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu tại châu Á, đã hoạt động tại Việt Nam hơn 30 năm, trở thành một trong những nhà đầu tư chiến lược, đóng góp vào việc phát triển hạ tầng đô thị và kinh tế của Việt Nam.
(VNF) - Ngoài Công ty Chị Em Rọt, Lê Thành Công còn góp vốn thành lập khoảng 7 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, bất động sản, công nghệ thông tin, bán lẻ... tại Hà Nội và TP. HCM.
(VNF) - Công ty TNHH TĐH do ông Phạm Văn Mẹo làm người đại diện theo pháp luật vừa bị phát hiện có nhiều vi phạm về thuế và bị xử phạt, truy thu cả tỷ đồng.
(VNF) - Các nền tảng mạng xã hội hiện nay như TikTok, Facebook, YouTube và Instagram, đã trở thành công cụ quảng bá không thể thiếu của các KOL và Influencer. Tuy nhiên, tình trạng quảng cáo sai sự thật ngày càng phổ biến, đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các nền tảng này trong việc kiểm soát nội dung.
(VNF) - Dù là người sáng lập và giữ vị trí Tổng Giám đốc, ông Lê Hồng Minh tại VNG lại có thu nhập thấp hơn các Phó Tổng Giám đốc, với mức lương 592 triệu đồng/tháng.
(VNF) - Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực đổi tên thành Công ty Tài chính Tổng hợp Cổ phần Điện lực và đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng trong năm 2025.
(VNF) - Keppel Land là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô lớn và các khu đô thị tích hợp giải pháp thông minh, bền vững.
(VNF) - Công ty cổ phần Bông Sen - doanh nghiệp liên quan đến bà Trương Mỹ Lan, sở hữu khách sạn Daewoo - lỗ lũy kế hơn 2.700 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024.
(VNF) - Hiệp hội nhà thầu xây dựng Hải Phòng - Việt Nam đã làm việc với Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Quốc gia Trung Quốc để thành lập chuỗi cung ứng VLXD & liên minh kiến trúc sư.
(VNF) - Dự kiến 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh là Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng sẽ thông tuyến chính trước dịp lễ 30/4 và 1/5.