'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài, nguyên tắc hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm được đề cao đã khiến nhiều hoạt động giao dịch bị bế tắc, việc mua bán bằng tiền mặt bị sụt giảm rất mạnh. Nhưng đứt gãy và khó khăn đó lại là đòn bẩy để các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán qua thẻ hoặc ứng dụng trên điện thoại di động bùng nổ.
Đại diện Saigon Co.op kể lại diễn biến không ngờ vào đầu năm 2021 khi TP.HCM trong tâm dịch, từ tỷ trọng 4% khách hàng thanh toán không tiền mặt khi mua hàng ở các siêu thị, cửa hàng của Saigon Co.op thì ngay trong dịch Covid-19, con số này tăng vọt lên 40%, thậm chí nhiều thời điểm lên đến 50%. Đây là mục tiêu mà Saigon Co.op dự kiến mất 3-4 năm nữa mới đạt được.
Cũng trong thời điểm căng thẳng nhất vì đại dịch, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) phải đóng cửa 100 trong tổng số 137 phòng giao dịch. Không còn cách nào khác ngoài việc phải đáp ứng dịch vụ qua các kênh số hóa. Bất ngờ lớn đã xảy ra khi dịch vụ mở tài khoản online bằng công nghệ định danh khách hàng điện tử (eKYC) đã tăng vọt. Con số ACB mong đợi chỉ là 3.000 tài khoản mở mới/ngày thì thực tế là 10.000 tài khoản/ngày. Doanh số và số lượng giao dịch trực tuyến trong những tháng cao điểm dịch bệnh tăng gấp đôi. Các dịch vụ ngân hàng được số hóa đã mang lại tiện ích rất lớn không chỉ cho khách hàng mà còn giúp ngân hàng vượt được thời điểm cam go nhất.
Chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, việc chuyển dịch mô hình tăng trưởng để có hiệu suất cao hơn thông qua chuyển đổi số là con đường mà Việt Nam đã khởi động và được tăng tốc bởi “cú sốc” Covid-19. Đây là một điểm sáng trong cuộc khủng hoảng này, khi thương mại và dịch vụ đã ngày càng được số hóa để ứng phó với các chính sách giãn cách xã hội. Thực tế cho thấy những ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ đều có kết quả kinh doanh rất khả quan. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách xã hội, các ngân hàng vẫn thu hút lượng lớn khách hàng mới nhờ số hóa.
Trên đà thuận lợi khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên số và tác động đa chiều của dịch Covid-19 khiến thanh toán không tiền mặt trở xu hướng tất yếu, các ngân hàng và công ty công nghệ đã tập trung phát triển các ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ số, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của khách hàng. Nhờ đó, thanh toán không tiền mặt tưởng chừng sẽ lắng xuống sau đại dịch nhưng thực tế lại tiếp đà tăng trưởng mạnh và đa dạng hơn. Một xã hội không tiền mặt dường như rõ nét hơn sau Covid-19.
Tại các quán cafe ở Hà Nội, trước đây rất ít khách thanh toán trực tuyến và các chủ quan cũng không thích thú với thanh toán không tiền mặt khi chỉ chấp nhận các khoản thanh toán có giá trị lớn qua các máy POS đơn điệu và nhiều trục trặc. Đến nay, các hình thức thanh toán như chuyển khoản ngân hàng, quẹt thẻ, ví điện tử hoặc quét mã QR… cho những khoản nhỏ vài chục nghìn trở nên phổ biến thì việc trả tiền cafe qua online lại nhiều hơn dùng tiền lẻ.
Với nhiều khách hàng “bảo thủ” duy trì thói quen thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt khi “buộc” phải thích ứng với các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng trở nên thích thú vì khám phá các ứng dụng mobile banking, ví điện tử và hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, bởi họ nhận ra rằng không chỉ có thể chuyển tiền online mà có thể thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày như thanh toán học phí, viện phí, đi chợ/siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe... Thay vì mang tiền mặt đi giao dịch, giờ đây chỉ với một tấm thẻ hay điện thoại di động là người tiêu dùng có thể hoàn tất quá trình thanh toán mọi lúc, mọi nơi và cho mọi khoản tiền lớn hay nhỏ.
Đến nay, đa phần tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số. Nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa 100%, thanh toán qua thiết bị di động tăng trưởng hàng năm lên tới 90% về số lượng và 150% về giá trị. Nhiều ngân hàng đạt trên 90% giá trị giao dịch trên kênh số.
Báo cáo mới đây của Cốc Cốc cho thấy xu hướng nổi bật nhất của người dùng Việt trên Internet vào năm 2022 là mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt. Có tới 47% người dùng chọn sử dụng phương thức thanh toán hiện đại, bao gồm chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng.. Theo một thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng số tiền của người dân trong 45 ví điện tử đang lưu hành lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng ví điện tử nói riêng và thanh toán không tiền mặt nói chung của người dân đang ngày càng cao.
Về phía các ngân hàng, mô hình ngân hàng số cho phép mở rộng mạng lưới và cơ sở khách hàng nhanh chóng, đồng thời tăng năng suất vận hành và kiểm soát chi phí hiệu quả. Ước tính chi phí giao dịch tại ngân hàng số chỉ bằng 1/50 chi nhánh truyền thống, nên dù số lượng khách hàng và giao dịch tăng gấp nhiều lần nhưng nguồn nhân lực chỉ tăng 5 - 7% mỗi năm.
Thanh toán điện tử tại Việt Nam vài năm gần đây liên tục tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đạt hơn 90%, nhiều loại hình tăng 100-200% mỗi năm. Thống kê của Mastercard trong năm 2022 cho thấy, có đến 94% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán số trong thời gian qua.
Theo số liệu của NHNN, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng của năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021. Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị; qua kênh Internet tăng tương ứng 89,36% và 40,55%; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 116,1% và 92,3%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 182,5% và 210,6%; giao dịch qua POS tăng tương ứng 53,57% và 48,78%; giao dịch qua ATM tăng tương ứng 13,28% và 14,04%.
Còn theo số liệu của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2022, tổng số lượng và giá trị giao dịch qua hệ thống NAPAS tăng trưởng 92% về số lượng giao dịch và tăng 83% về giá trị giao dịch so với năm 2021. Số người sử dụng dịch vụ thẻ tăng trưởng 93% và người dùng tài khoản tăng 174% so với 2021. Đáng chú ý, năm 2022 tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12,1% trong năm 2021 xuống mức 6,56% của năm 2022. Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022.
Dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện nay, Chính phủ và ngành ngân hàng đã và đang áp dụng nhiều chính sách, biện pháp thúc đẩy thanh toán bằng các phương thức dựa trên công nghệ số. Mục tiêu của ngành ngân hàng là đến năm 2025 thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử sẽ đạt 50%.
Tuy nhiên, theo nhận định của Chi hội thẻ - Hiệp hội Ngân hàng: “Sự bùng nổ này vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều dư địa đang bỏ ngỏ, hơn 90% giao dịch tại đây vẫn là giao dịch tiền mặt và người dân không có ATM để rút tiền khi cần, không có máy chấp nhận thẻ để giao dịch. Không nhiều ngân hàng mạnh tay đầu tư cho hạ tầng chấp nhận thẻ vì chi phí cao, biên lợi nhuận lại thấp. Hiện dân số Việt Nam đạt gần 100 triệu dân nhưng lượng máy POS, mPOS chỉ có hơn 400.000 máy”.
Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng, công ty tài chính cần đầu tư, mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa để người dân có nơi để sử dụng. Đồng thời, cần đa dạng phương thức hợp tác, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, phục vụ đa kênh nhu cầu người dùng.
Nghiên cứu của Mastercard cũng chỉ ra, an toàn và bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt cũng tiềm ẩn những rủi ro như dữ liệu thanh toán của người dùng bị theo dõi và các mã độc có thể xâm nhập ví điện tử khi người dùng thanh toán bằng hình thức như quét mã QR… Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ và tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán cần ưu tiên đảm bảo và duy trì an toàn, bảo mật trong mọi giao dịch tài chính điện tử.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.