Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Năm 2017 khép lại chưa đầy 2 tuần, trong khi hầu hết các ngân hàng mới tạm chốt các số liệu chính thức thì Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2017 riêng lẻ với thành quả ấn tượng khi đạt lợi nhuận trước thuế 5.355 tỷ đồng, tăng tới 44,3% so với năm 2016.
Nếu nói rằng thành quả trên là đột biến, xuất phát từ việc ngân hàng này bán 50% cổ phần tại Công ty Tài chính MB (Mcredit) thì chưa hẳn là chính xác. Lợi nhuận phát sinh từ thương vụ chuyển nhượng trên là 615 tỷ đồng. Nếu loại bỏ khoản này thì lợi nhuận trước thuế của MB là 4.740 tỷ đồng, tăng tới 27,7% so với năm 2016) và vẫn cao hơn nhiều kế hoạch lãi 4.300 tỷ đặt ra hồi đầu năm (chưa kể kế hoạch lãi này có thể đã tính đến cả lợi nhuận từ việc bán 50% cổ phần của Mcredit).
Vậy tăng trưởng lợi nhuận của MB đến từ đâu nếu không kể đến thương vụ chuyển nhượng 50% Mcredit?
Thu nhập lãi thuần (phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh tín dụng) luôn là nguồn thu chính của các ngân hàng. Năm 2017, MB đạt 10.653 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 2.777 tỷ đồng, tương ứng tăng 35,2% so với năm 2016. Bản thân đây đã là mức tăng ấn tượng. Tuy nhiên, đi sâu hơn còn có một chi tiết rất đáng chú ý.
Như đã đề cập phía trên, thu nhập lãi thuần phần lớn hình thành từ hoạt động kinh doanh tín dụng. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh tín dụng lại phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí trả lãi tiền gửi.
Năm 2017, thu nhập từ hoạt động cho vay của MB đạt 13.780 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2016. Trong khi đó, chi phí trả lãi tiền gửi đạt 7.457 tỷ đồng, tăng vỏn vẹn 14%. Việc tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động cho vay lớn hơn nhiều tốc độ tăng chi phí trả lãi tiền gửi cho thấy biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tín dụng của MB ngày càng tăng cao.
Vì sao năm 2017, thu nhập từ hoạt động cho vay của MB lại có mức tăng cao hơn nhiều chi phí trả lãi tiền gửi?
Có 2 khả năng: hoặc nguồn vốn huy động của MB ngày càng rẻ, hoặc có sự chuyển biến theo hướng tăng lên trong biên lợi nhuận của hoạt động cho vay.
Số liệu từ báo cáo tài chính của MB không cho thấy nguồn vốn huy động của MB đang rẻ đi. Tính đến ngày 31/12/2017, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi khách hàng (tỷ lệ CASA) của MB đạt 30%, dù vẫn là cao so với các ngân hàng khác nhưng giảm tới gần 4 điểm% so với cuối năm 2016. (Tỷ lệ CASA càng lớn thì nguồn vốn huy động càng rẻ vì tiền gửi không kỳ hạn luôn có lãi suất thấp hơn rất nhiều tiền gửi có kỳ hạn).
Ở khả năng còn lại, nghĩa là có sự chuyển biến theo hướng tăng lên trong biên lợi nhuận của hoạt động cho vay, có số liệu chứng minh điều này. Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến hết ngày 31/12/2017, cho vay cá nhân của MB đạt 60.106 tỷ đồng, chiếm 33,36% tổng dư nợ cho vay. Cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ là 30,25%, cho thấy MB đang chuyển hướng rất mạnh sang mảng ngân hàng bán lẻ - mảng kinh doanh có biên lợi nhuận cao hơn bán buôn.
Bước "hành quân" mới này của MB được triển khai mạnh kể từ khi ông Lưu Trung Thái nhậm chức Tổng giám đốc MB từ ngày 16/1/2017. Theo ông Lưu Trung Thái, phát triển mảng ngân hàng bán lẻ được xác định là một trong những chủ trương quan trọng nhất của MB, được ưu tiên hàng đầu. "Bán lẻ là một hoạt động vất vả, nhiều giao dịch nhỏ lẻ, tuy nhiên biên lợi nhuận nhóm này cao hơn", CEO MB từng chia sẻ.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.