'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo các chuyên gia, thực tế cho thấy vai trò và trách nhiệm của KTNB ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam hiện nay đang bị nhầm lẫn hoặc chồng chéo với các nhiệm vụ kiểm soát nội bộ hay kiểm soát tuân thủ, hỗ trợ cho ban giám đốc.
Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, KTNB được biết đến là một chức năng giám sát độc lập và tuyến phòng vệ thứ ba của doanh nghiệp. Chức năng này thường xuyên rà soát và đánh giá độc lập, khách quan về hoạt động kiểm soát, quản lý rủi ro và quản trị trong nội bộ tổ chức. Qua đó, KTNB mang lại nhiều giá trị thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp hội đồng quản trị trong các quyết định mang tính chiến lược.
Từng đảm nhiệm vai trò chuyên gia quốc tế hỗ trợ xây dựng Nghị định 05/2019/NĐ-CP về KTNB và có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về KTNB cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ông Hoàng Hùng nhận định rằng những nội dung trong Nghị định đã hướng đến các thông lệ quốc tế về KTNB, nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin và tính hiệu quả trong quản trị công ty. Đây là khung pháp lý bài bản đầu tiên về cách thức tổ chức, thực hiện công tác KTNB cũng như vai trò, trách nhiệm của bộ phận KTNB và các bên liên quan.
Nghị định 05 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/04/2019 sắp tới. Các đối tượng áp dụng (bao gồm các công ty niêm yết) sẽ có 24 tháng kể từ ngày này để hoàn thành các bước chuẩn bị cần thiết để triển khai công tác KTNB theo quy định tại Nghị định. Đây không phải là một khoảng thời gian dài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, tổ chức chưa từng có chức năng KNTB vì việc thiết lập một chức năng KTNB mới đòi hỏi chiến lược, kế hoạch chi tiết với nhiều bước chuẩn bị phức tạp. Do đó, các đối tượng áp dụng Nghị định cần phải đẩy mạnh các nỗ lực triển khai ngay từ bây giờ.
“Trong quá trình chuẩn bị, các doanh nghiệp sẽ cần chú trọng tới một số thuộc tính mang tính quyết định đến công tác KTNBTrong đó phải kể đến xác định vai trò của KTNB, cơ chế/hình thức hoạt động, nhân lực KTNB, cấu trúc quản trị, trách nhiệm giải trình, mối quan hệ với các bên liên quan…”- ông Hùng lưu ý.
Cũng theo ông Hùng, qua việc lập một kế hoạch triển khai cụ thể cho chiến lược xây dựng KTNB, Hội đồng quản trị sẽ có thể xác định được họ cần tuyển dụng kiểm toán viên chuyên nghiệp, hoặc hợp tác với một đơn vị tư vấn kiểm toán, hoặc đưa ra một chiến lược khác phù hợp với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp.
Đồng quan điểm với các chuyên gia khác tại hội thảo, ông Hùng kỳ vọng rằng trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn cho việc thực thi Nghị định, giúp cho KTNB thực sự đi vào đời sống doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.