Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Là ngành hàng được hưởng lợi khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, tuy nhiên ngành dệt may đã thực sự sẵn sàng để đón bắt cơ hội hay chưa là vấn đề được đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế đặt ra tại buổi tọa đàm “Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 2-8.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết thuế quan đối với gần như tất cả mặt hàng dệt may được giảm về 0. Trong đó 77% dòng thuế được giảm về 0 ngang. Bên cạnh đó, thị trường EU là thị trường lớn về dệt may.
Mặc dù EU là thị trường tiềm năng, nhưng ngành dệt may của Việt Nam vẫn chưa thể tiến sâu vào thị trường này khi con số thống kê vào năm 2018 cho thấy chúng ta chỉ xuất khẩu hơn 5,6 tỉ USD (chiếm 2,02% tổng nhập khẩu hàng dệt may vào EU). Rõ ràng đây là con số còn rất khiêm tốn và cho thấy dư địa tại thị trường EU còn rất lớn đối với dệt may Việt Nam.
Nhìn nhận cơ hội lớn từ EVFTA, tuy nhiên ngành dệt may đang đối mặt với khó khăn của các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của hiệp định. Theo ông Lương Hoàng Thái, so với quy tắc ưu đãi thuế quan phổ cập chung (GSP) trước đây, thì Hiệp định EVFTA có những thay đổi nhưng không phải là quá lớn.
Ông Thái nêu rõ, Việt Nam phải sản xuất trên 50% giá trị. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có kinh nghiệm làm ăn với châu Âu lâu rồi nên đã có những bước chuẩn bị. Ngoài ra, hiệp định cũng có một số quy tắc linh hoạt như cộng gộp với nguyên liệu nhập từ các đối tác mà EU có hiệp định, như Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, bài toán khiến ngành dệt may "đau đầu" là nguồn cung nguyên phụ liệu. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, nhấn mạnh thách thức cực kỳ lớn đối với dệt may Việt Nam và cũng được xem là "điểm nghẽn" chính là phần cung nguyên phụ liệu thiếu hụt, đặc biệt là phần liên quan đến nhuộm hoàn tất.
Về thực trạng thiếu nguồn cung phụ liệu, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, cũng đánh giá đây là thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may hiện nay. "Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định” - bà Trang nói.
Theo bà Trang, với những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác, đó là động cơ để thu hút đầu tư của trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập và Hiệp định EVFTA sẽ mở ra cơ hội khi chỉ dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Đức Giang cho rằng trước đây ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, chủ yếu dựa vào lợi thế là nguồn lao động giá rẻ, còn hiện này dệt may sẽ phải cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu.
Minh chứng cho điều này, ông Thái cho biết các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang "chen chân" vào thị trường dệt may Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực nguyên phụ liệu khi có bệ đỡ là các hiệp định thương mại tự do.
Cụ thể, hàng loạt doanh nghiệp lớn từ Châu Âu và Mỹ đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu tại Đà Lạt, hay các dự án dệt ở Bình Định, Nam Định... Ông Giang cho rằng ngành dệt may sẽ có rất nhiều lợi thế từ những dòng đầu tư từ trong nước hoặc nước ngoài.
"Chúng tôi cho rằng nên bàn sâu để tới đây phát triển ngành công nghiệp dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác, không chỉ dệt may. Trong chiến lược của ngành sẽ đáp ứng được yêu cầu xuất xứ cũng như yêu cầu đòi hỏi của các điều khoản của hiệp định EVFTA"- ông Giang nhấn mạnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.