Các nước đang phát triển 'chật vật' trong cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu

Khánh Lê - 10/11/2022 09:41 (GMT+7)

(VNF) - Các quốc gia nghèo nhất thế giới hiện đang "chật vật" do giá nhiên liệu tăng cao, nhiều nước thậm chí đã không thể giao dịch trên thị trường khí đốt do nhu cầu tăng đột ngột của châu Âu.

VNF
Theo Bloomberg, nhu cầu về khí đốt tự nhiên của châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng gần 60% cho đến năm 2026.

Khi áp đặt lệnh cấm vận lên khí đốt của Nga, các nước châu Âu phải tìm mua nhiên liệu dự trữ từ khắp nơi trên thế giới. Điều này khiến giá nhiên liệu tăng cao khó kiểm soát. Dù vậy, ​các nước trong khu vực châu Âu đã mua đủ dầu và khí đốt để vượt qua mùa đông này.

Tuy nhiên, việc này dường như dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng hơn. Các quốc gia nghèo nhất thế giới cũng phải gánh chịu chi phí tăng giá, nhiều quốc gia đã không thể giao dịch trên thị trường khí đốt do nhu cầu tăng đột ngột của châu Âu. Nhiều nhà máy lớn nhỏ phải ngừng hoạt động, tình trạng thiếu điện xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn. Đáng lo ngại, vấn đề này có thể kéo dài sang thập kỷ tới.

“Những lo ngại về an ninh năng lượng ở châu Âu đang dẫn đến tình trạng nghèo năng lượng ở các quốc gia phát triển. Châu Âu đang hút khí đốt khỏi các khu vực khác bằng bất cứ giá nào", nhà phân tích năng lượng Saul Kavonic tại Credit Suisse Group AG cho biết.

Sau một mùa hè mất điện kéo dài ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh và Philippines, thời tiết đang dần mát mẻ hơn cùng những trận mưa lớn đã làm giảm bớt cuộc khủng hoảng năng lượng lúc này. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tạm thời. Vào mùa đông, nhiệt độ khu vực Nam Á có thể khắc nghiệt hơn và cơ hội đảm bảo nguồn cung lâu dài là rất mong manh.

Thêm vào đó, sự gia tăng của đồng USD như càng "đổ thêm dầu vào lửa" khi buộc các quốc gia phải lựa chọn giữa việc mua nhiên liệu hay thanh toán các khoản nợ.

Trước tình hình đó, các nhà cung cấp nhiên liệu toàn cầu ngày càng cảnh giác với việc bán cho các quốc gia có thể sắp vỡ nợ.

Mấu chốt của vấn đề là khi EU chuyển sang thị trường giao ngay, giá nhiên liệu được đẩy lên cao, thu hút một số nhà cung cấp huỷ bỏ hợp đồng dài hạn để có thể thu về lợi nhuận tốt hơn.

Đồng thời, châu Âu đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bến nhập khẩu LNG để đưa thêm nhiên liệu vào khu vực trong tương lai. Theo Bloomberg, nhu cầu về khí đốt tự nhiên của châu Âu dự kiến ​​sẽ tăng gần 60% cho đến năm 2026.

Vấn đề khí hậu cũng tạo thêm áp lực lên các quốc gia đang phát triển. Tại cuộc đàm phán về khí hậu của Liên hợp quốc ở Ai Cập trong tháng này, các nhà lãnh đạo đề cập đến việc các nước giàu hơn có thể cung cấp nhiều hỗ trợ hơn.

Trong bối cảnh này, lần đầu tiên, các quốc gia mới nổi như Pakistan, Bangladesh và Thái Lan buộc phải cạnh tranh về giá với Đức và các nền kinh tế khác có quy mô tài chính gấp nhiều lần quy mô của họ.

Trước đây, khi thiếu hụt ngắn hạn, các quốc gia có thể ký hợp đồng cung ứng dài hạn và thương lượng một tỷ giá cố định để đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy trong nhiều năm. Nhưng hiện nay, ngay cả những hồ sơ dự thầu cho việc giao hàng bắt đầu từ nhiều năm tới trong tương lai cũng bị từ chối.

Cụ thể, Ấn Độ đã thất bại trong nỗ lực mới nhất để chốt các lô hàng bắt đầu từ năm 2025. Bangladesh và Thái Lan đã từ bỏ nỗ lực để có được các hợp đồng bắt đầu trước năm 2026. Tháng trước, Pakistan đã không thể hoàn tất hợp đồng 6 năm có thể bắt đầu vào năm sau, sau khi nhiều nỗ lực mua hàng ngắn hạn cũng không thành công.

“Chúng tôi đã nghĩ rằng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc vào cuối năm nay, nhưng không phải vậy", thư ký thường trực của Bộ năng lượng Thái Lan Kulit Sombatsiri cho biết tại một cuộc họp báo hôm 7/11. Ông Sombatsiri nói thêm, nếu giá LNG tiếp tục tăng, chính phủ sẽ phải xem xét các biện pháp như đóng cửa các cửa hàng tiện lợi và các cơ sở kinh doanh năng lượng cao khác.

Các quốc gia ở Nam Mỹ, như Brazil và Argentina, có thể "bớt lo lắng hơn" nếu đầu tư vào thủy điện. Mặc dù vậy, hóa đơn nhập khẩu của Brazil đã tăng hơn gấp đôi trong 7 tháng đầu năm nay lên 3,7 tỷ USD, do giá cả ở nước ngoài tăng cao và sự chậm trễ của một dự án đường ống trong nước.

Ông Mathur của WoodMac cho biết "sẽ mất tới 4 năm để thị trường cân bằng lại. Cho đến lúc đó, giá cả biến động sẽ trở thành tiêu chuẩn và LNG trước hết sẽ thuộc về các khu vực đã phát triển, phần còn lại dành cho nhóm đang phát triển", nhà phân tích Raghav Mathur tại Wood Mackenzie cho biết.

Xem thêm >> Bloomberg: Nhà Trắng yêu cầu các ngân hàng Mỹ làm việc với Nga 'một cách kín đáo'

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.