Các Tổng giám đốc ký phát hành trái phiếu 'khống' theo chỉ đạo Trương Mỹ Lan

Trần Lê - 23/09/2024 13:53 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 23/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Các Tổng giám đốc không biết kế hoạch phát hành trái phiếu

Tại tòa, bị cáo Trần Văn Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty Setra) khai nhận được bị cáo Trịnh Quang Công (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn quản lý Acumen) báo cáo Công ty Setra là đơn vị phát hành trái phiếu và được yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý, còn lại không biết kế hoạch cụ thể phát hành trái phiếu như thế nào, nhà đầu tư nào sẽ mua trái phiếu...

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa TP. HCM.

Bị cáo Trịnh Quang Công khai, nhận chủ trương phát hành gói trái phiếu 2.000 tỷ đồng và chọn Công ty Setra là đơn vị phát hành từ bị cáo Trương Khánh Hoàng (Tổng Giám đốc SCB). Khi phát hành trái phiếu, bị cáo Công đã trao đổi, làm việc với Công ty chứng khoán Tân Việt; đồng thời, bị cáo liên hệ, yêu cầu lãnh đạo Công ty Setra thu thập, chuẩn bị tài liệu hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính để cung cấp cho Công ty chứng khoán Tân Việt phục vụ cho phát hành trái phiếu.

Cáo trạng xác định, theo báo cáo tài chính của Công ty Setra năm 2019 thể hiện đang bị lỗ (không đủ điều kiện phát hành trái phiếu).

Bị cáo Công trao đổi với Trần Văn Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty Setra) và Trần Thị Lan Chi để làm thủ tục thoái toàn bộ vốn của Công ty này tại Công ty Khang Thành Phú thông qua các hợp đồng chuyển nhượng vốn 'khống' và ghi lùi ngày để báo cáo tài chính năm 2019 của Setra chuyển từ lỗ sang lãi.

Tiếp đó, nhóm cung cấp hợp đồng và báo cáo tài chính năm 2019 đã điều chỉnh cho các kiểm toán viên Công ty kiểm toán A&C để phát hành báo cáo kiểm toán độc lập với ý kiến chấp nhận toàn phần từ đó giúp cho Công ty Setra đủ điều kiện về năng lực tài chính phát hành trái phiếu năm 2020.

Bị cáo Kwok Hakman Oliver (quốc tịch Úc), Tổng Giám đốc Công ty An Đông thừa nhận trách nhiệm khi đã ký hồ sơ, thủ tục, chứng từ, để Công ty An Đông phát hành 3 gói trái phiếu của Công ty An Đông. Kwok Hakman Oliver khai bản thân không điều hành, quyết định các vấn đề tài chính của Công ty An Đông mà chủ yếu do Nguyễn Hữu Hiệu (Phó Tổng Giám đốc tài chính) thực hiện.

Phát hành 25 mã trái phiếu 'khống' thu về hơn 30.000 tỷ đồng.

Đây là ngày thứ 3 kể từ khi phiên toà được khai mạc. Trong 2 ngày trước đó, chủ toạ phiên xử đã xét hỏi 19 bị cáo liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra.

Các bị cáo đã khai báo trước toà thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu và giữ nguyên các lời khai tại cơ quan điều tra. Các lời khai đều hướng về vai trò chủ chốt của bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động trái pháp luật này.

Theo lời khai, từ năm 2018 đến năm 2020, bị cáo Trương Mỹ Lan là người đề ra và chỉ đạo việc thực hiện các hành vi sai phạm.

Bà Lan đã chỉ đạo các bị cáo Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc SCB; trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI), và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP), sử dụng các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu 'khống', tức không có giá trị thật. Họ đã bán các trái phiếu này cho nhà đầu tư và thu về tổng cộng hơn 30.000 tỷ đồng.

Số tiền này sau đó được Trương Mỹ Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục tiêu ban đầu của việc phát hành trái phiếu, dẫn đến việc không thể trả nợ cho nhà đầu tư.

Các bị cáo đều cho biết ngoài tiền lương, không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Các bị cáo cũng trình bày rằng họ chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và không nhận thức hết được mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Trong phần xét hỏi, liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, bị cáo Huệ Vân cho biết thời điểm đó bị cáo chỉ quản lý các tòa nhà thương mại và dịch vụ, còn về hoạt động tài chính thì không nắm rõ. Bị cáo Vân khẳng định rằng mình không tham gia vào bất kỳ quyết định hay cuộc họp nào liên quan đến việc phát hành trái phiếu và do áp lực công việc, bị cáo không nhớ đã ký bao nhiêu loại giấy tờ hoặc hợp đồng, mà chỉ ký theo những nơi đã được đánh dấu sẵn.

10 bị cáo phạm tội cả 2 giai đoạn

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 10 bị cáo phạm tội xuyên suốt cả 2 giai đoạn cùng với bà Trương Mỹ Lan. Đó là Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), giai đoạn 1 lãnh án 18 năm tù về tội 'Tham ô tài sản'.

Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án tù chung thân về các tội 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng' và 'Tham ô tài sản;

Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB) giai đoạn 1 lãnh án chung thân về các tội 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng' và 'Tham ô tài sản'.

Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án 16 năm tù về tội 'Tham ô tài sản'.

Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội 'Tham ô tài sản'.

Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội 'Tham ô tài sản'.

Hồ Bửu Phương (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TVSI, cựu phó tổng giám đốc tài chính Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 20 năm tù về tội 'Tham ô tài sản.

Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty Natural Land) giai đoạn 1 lãnh án 11 năm tù về tội 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng'.

Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 15 năm tù về tội 'Tham ô tài sản'.

Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) giai đoạn 1 lãnh án 9 năm tù về tội 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tất cả các bị cáo trên đều đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan (bị tuyên án tử hình về các tội danh: Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; Đưa hối lộ) đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Hành trình Trương Mỹ Lan rửa tiền, chuyển 4,5 tỷ USD ra nước ngoài

Hành trình Trương Mỹ Lan rửa tiền, chuyển 4,5 tỷ USD ra nước ngoài

Tiêu điểm
(VNF) - Ngày 19/9, Toà án Nhân dân TP. HCM khai mạc phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 đồng phạm liên quan sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.
Cùng chuyên mục
Vicoland của đại gia Bùi Đức Long: Ông lớn BĐS bỏ trăm tỷ kinh doanh cầm đồ

Vicoland của đại gia Bùi Đức Long: Ông lớn BĐS bỏ trăm tỷ kinh doanh cầm đồ

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland hiện có vốn điều lệ đạt 1.200 tỷ đồng. Trong đó, ông Bùi Đức Long đang góp vốn 483 tỷ đồng.

PGBank bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

PGBank bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới

(VNF) - Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã chính thức trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương vào vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

TP.HCM: Cựu Giám đốc Sở NN&PTNT đối mặt án phạt 20 năm tù

TP.HCM: Cựu Giám đốc Sở NN&PTNT đối mặt án phạt 20 năm tù

(VNF) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án hình sự và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 13 bị can trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TP. HCM, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật T.S.T, Sở Kế hoạch- Đầu tư TP. HCM và các đơn vị liên quan.

Tiền từ Trung Quốc dồn sang ASEAN, Việt Nam trước cơ hội chưa từng có

Tiền từ Trung Quốc dồn sang ASEAN, Việt Nam trước cơ hội chưa từng có

(VNF) - Theo fDi Markets, Trung Quốc đang tập trung nguồn vốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Trong năm ngoái, 1/3 FDI sản xuất năm ngoái của khu vực này đến từ Trung Quốc, nhiều hơn gấp ba lần so với đầu tư từ Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Vàng nhẫn vượt 81 triệu đồng: Giá đắt nhất lịch sử, bình thường hay bất thường?

Vàng nhẫn vượt 81 triệu đồng: Giá đắt nhất lịch sử, bình thường hay bất thường?

(VNF) - Giá vàng nhẫn chính thức vượt 81 triệu đồng/lượng trong phiên 23/9. Chuyên gia cho rằng đây là điều hoàn toàn bình thường và 81 triệu vẫn chưa phải là mức giá cao nhất của vàng nhẫn.

Đắk Lắk: Gọi vốn 100 tỷ đồng mở nhà máy chế biến bơ, mít

Đắk Lắk: Gọi vốn 100 tỷ đồng mở nhà máy chế biến bơ, mít

(VNF) - Tỉnh Đắk Lắk đang kêu dọi đầu tư Dự án nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái cây (sầu riêng, bơ, mít) có địa chỉ tại Cụm công nghiệp Ea Đar, huyện Ea Kar với tổng số vốn 100 tỷ đồng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing đầu tư nhà máy linh kiện ở Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing đầu tư nhà máy linh kiện ở Việt Nam

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing nghiên cứu, triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, xây dựng trung tâm bảo dưỡng thiết bị, máy móc máy bay quy mô khu vực gắn với các cảng hàng không lớn của Việt Nam.

Hải Phòng: Dự án BĐS hơn 1.066 tỷ bị giảm vốn đầu tư 400 tỷ đồng

Hải Phòng: Dự án BĐS hơn 1.066 tỷ bị giảm vốn đầu tư 400 tỷ đồng

(VNF) - Hải Phòng mới điều chỉnh giảm 416 tỷ của Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đỗ Mười kéo dài đến trục VSIP và phát triển đô thị vùng phụ cận.

Giá vàng liên tục phá kỷ lục: Cảnh báo mối nguy ‘thiên nga đen’?

Giá vàng liên tục phá kỷ lục: Cảnh báo mối nguy ‘thiên nga đen’?

(VNF) - Khi giá vàng liên tục tăng trưởng bùng nổ lên mức cao kỷ lục mới, một nhà phân tích đã cảnh báo rằng những người tham gia thị trường nên theo dõi đà tăng một cách thận trọng vì nó có thể báo hiệu một sự kiện Thiên nga đen cho nền kinh tế.