Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong 5 tỷ phú USD người Việt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang là người được trả thù lao và lương cao nhất khi giữ vị trí lãnh đạo tại 2 doanh nghiệp lớn.
Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Tập đoàn Vingroup, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) là 9 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.
Cụ thể, thù lao cho tất cả các thành viên HĐQT tối đa bằng 0,4% lợi nhuận sau thuế năm 2017, thù lao cho tất cả các thành viên BKS bằng 0,1% lợi nhuận sau thuế năm 2017.
Như vậy, tổng mức thù lao chi trả cho tất cả các thành viên HĐQT là 12,5 tỷ đồng, tương đương với 0,22% lợi nhuận sau thuế năm 2017. Thù lao của bản BKS là 2 tỷ đồng, tương đương với 0,04% lợi nhuận sau thuế năm 2017.
Như vậy, mỗi thành viên HĐQT, trong đó có ông Phạm Nhật Vượng sẽ nhận trung bình gần 1,4 tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 116 triệu/tháng.
Năm 2018, Tập đoàn Vingroup tăng quỹ lương thưởng cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty lên gần 55,3 tỷ đồng.
Với 9 thành viên trong HĐQT và 6 thành viên trong Ban giám đốc, bình quân mỗi thành viên lãnh đạo của Vingroup năm vừa qua nhận được gần 3,7 tỷ đồng thu nhập (gồm lương và thưởng).
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tỷ phú USD giàu thứ 2 Việt Nam với khối tài sản ròng 2,1 tỷ USD theo Forbes đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp khác nhau.
Bà Thảo hiện là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.
Theo báo cáo tài chính năm 2017, thù lao và lương chi cho Thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và BKS là gần 16 tỷ đồng.
Với 17 người trong Thành viên HĐQT, Ban Giám đốc và Ban kiểm soát, trung bình mỗi người sẽ nhận được gần 1 tỷ đồng/năm.
Năm 2018, số tiền thù lao và lương chi cho Thành viên HĐQT, Ban giám đốc và Ban kiểm soát là 31 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017.
Ngoài ra, bà Thảo còn đang là Phó Chủ tịch HĐQT tại HDBank. Theo báo cáo tài chính 2018 của ngân hàng này, các thành viên lãnh đạo trong HĐQT, BKS và Ban tổng giám đốc được chi trả tổng cộng 54 tỷ đồng thù lao, tương đương. Như vậy, trung bình mỗi người sẽ nhận khoảng 2,6 tỷ đồng thù lao.
Sau khi cộng thu nhập từ việc làm lãnh đạo 2 công ty trên, bà Thảo được trả gần 5,9 tỷ đồng thù lao và lương trong năm qua.
Hai nhân vật mới trong danh sách tỷ phú USD của Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Masan và ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank.
Bộ đôi này được biết đến là các doanh nhân Đông Âu thành công trong ngành tương ớt, mỳ gói, trước khi đưa công ty trở về Việt Nam và tạo dựng đế chế với Masan và Techcombank.
Theo danh sách, ông Hồ Hùng Anh có tài sản 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1.349. Còn ông Nguyễn Đăng Quang sở hữu 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.717.
Báo cáo tài chính của Techcombank mới đây tiết lộ mức thù lao mà ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch ngân hàng, nhận được trong năm vừa qua ở mức 2,7 tỷ đồng.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của Masan cho biết công ty này đã chi ra tới 149 tỷ đồng để trả thù lao cho Ban quản lý chủ chốt của tập đoàn.
Ông Trần Bá Dương - Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) hiện sở hữu 1,7 tỷ USD, xếp thứ 1.349 thế giới nhưng mức thù lao của ông này vẫn chưa được tiết lộ.
Xem thêm >> Bà Nguyễn Thanh Phượng và các lãnh đạo Chứng khoán Bản Việt tiếp tục từ chối nhận thù lao
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.