Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đây là biện pháp tạm thời nhằm đáp trả việc "gây tổn thất đáng kể cho ngành sản xuất rượu vang trong nước".
Ngay sau khi thông tin trên được công bố rộng rãi, cổ phiếu của Treasury Wine Estates, hãng sản xuất rượu vang lớn nhất Australia, đã giảm sâu hơn 11%.
Động thái này của Trung Quốc đã khiến căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang lên một mức mới. Trung Quốc vốn là thị trường tiêu thụ rượu vang lớn nhất của Australia với doanh số nhập khẩu kỷ lục 1,3 tỷ AUD (900 triệu USD) trong năm 2019.
Bộ trưởng Nông nghiệp Australia David Littleproud ngay lập tức bác bỏ mọi cáo buộc về việc bán phá giá rượu vang sang thị trường Trung Quốc và khẳng định không có bất kỳ bằng chứng nào cho những cáo buộc này.
Theo ông Littleproud, quyết định mới này của Trung Quốc cho thấy đây không phải vấn đề của ngành nông nghiệp mà là bị tác động từ những vấn đề khác.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham thì cho rằng quyết định của Trung Quốc cho thấy nước này không tuân thủ Hiệp định Thương mại tự do giữa Australia và Trung Quốc cũng như các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hiện tại, nhà chức trách Australia đang đề nghị Trung Quốc đưa ra giải thích rõ ràng cho quyết định mới, đồng thời hy vọng nền kinh tế lớn nhất châu Á sẽ tuân thủ các quy tắc của WTO. Australia cũng khẳng định sẽ không ngần ngại đưa vấn đề ra trọng tài độc lập để bảo vệ các doanh nghiệp của mình.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Australia với tổng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 235 tỷ AUD (170 tỷ USD) năm 2019.
Nền kinh tế Australia có mức độ phụ thuộc thị trường Trung Quốc lớn nhất thế giới khi hơn 33% tổng kim ngạch xuất khẩu và 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là dựa vào quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc.
Ngoài rượu vang, Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm của Australia như than, quặng sắt, thịt bò, du lịch và giáo dục.
Quan hệ giữa giữa Trung Quốc và Australia đã nảy sinh vấn đề từ năm 2018 khi Australia không cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G vì lý do an ninh. Đầu năm nay, căng thẳng tiếp tục được nâng lên khi Australia thúc đẩy điều tra nguồn gốc Covid-19 và bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Thương mại Trung Quốc hồi tháng 5 thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch Australia từ ngày 19/5. Động thái diễn ra khoảng 1 tuần sau khi 4 nhà sản xuất thịt bò lớn của Australia bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch.
Tiếp đó, tới cuối tháng 10, Cục hải quan Trung Quốc bất ngờ bổ sung khâu kiểm tra hải quan đối với tôm hùm của Australia khiến hầu hết nhà cung cấp Australia đã dừng xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc.
Xem thêm >> Một mùa Black Friday rất khác của Mỹ giữa dại dịch Covid-19
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.