'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đến nay, “bức tranh” lợi nhuận ngành ngân hàng 9 tháng năm 2023 đã lộ rõ với màu xám nhiều hơn sáng. Theo số liệu trong báo cáo tài chính quý III/2023 của 28 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, tổng lợi nhuận trước thuế của các nhà băng đạt trên 59.600 tỷ đồng, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong 3 quý đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của 28 nhà băng đã báo cáo kết quả kinh doanh đạt gần 187.500 tỷ đồng, giảm 5.000 tỷ đồng (tương đương 2%) so với cùng. Nhiều ngân hàng giảm lãi từ 20 - 50%, thậm chí có ngân hàng giảm tới 85% lợi nhuận so với cùng kỳ.
Toàn hệ thống chỉ ghi nhận 11 ngân hàng có mức lợi nhuận tăng trưởng dương trong 9 tháng năm nay. Top 10 ngân hàng sở hữu lợi nhuận trước thuế cao nhất 9 tháng đầu năm cũng có sự xáo trộn. Cụ thể, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất với mức lãi trước thuế quý III là 9.051 tỷ đồng và 9 tháng đạt 29.550 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
MB gây bất ngờ khi “vượt mặt” Techcombank và BIDV trở thành á quân lợi nhuận. Trong quý III, ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế đạt 7.284 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của MBBank đạt hơn 20.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. BIDV bám sát với lợi nhuận trước thuế quý III đạt hơn 5.890 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt hơn 19.760 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
VietinBank xếp ở vị trí thứ 4. Lợi nhuận trước thuế trong quý III của VietinBank đạt hơn 4.870 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt hơn 17.400 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 5 là Techcombank với lợi nhuận trước thuế trong quý III đạt hơn 5.800 tỷ đồng; 9 tháng đầu năm đạt 17.115 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Xếp thứ 6 là ACB với lợi nhuận trước thuế trong quý III đạt hơn 5.000 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ.
Bốn nhà băng còn lại trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng năm 2023 là: HDBank (8.631 tỷ đồng, tăng 8%), SHB (8.509 tỷ đồng, giảm 6%), VIB (8.325 tỷ đồng, tăng 7%) và VPBank (8.279 tỷ đồng, giảm tới 58% so với cùng kỳ).
Đáng chú ý, nếu cùng kỳ năm trước, VPBank đạt lợi nhuận cao thứ ba hệ thống với 15.783 tỷ đồng thì năm nay lại xếp cuối cùng trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng. Trong năm 2023, ngân hàng này lên kế hoạch lãi trước thuế hơn 24.000 tỷ đồng nhưng hết tháng 9 mới chỉ hoàn thành được 34% kế hoạch. Trong khi đó, HDBank và VIB đã vượt VPBank trên bảng xếp hạng lợi nhuận.
Ngoài Top 10, có nhiều ngân hàng vẫn đạt được sự tăng trưởng mạnh nhưng có không ít ngân hàng suy giảm lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, ở vị trí từ 11 - 20 các ngân hàng có lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 cao nhất có Sacombank (6.840 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ), MSB (5.223 tỷ đồng, tăng 8,3%), TPBank (4.959 tỷ đồng, giảm 16%), OCB (3.915 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ), LPBank (3.687 tỷ đồng, giảm 24%, SeABank (3.156 tỷ đồng, giảm 21%), Nam A Bank (2.047 tỷ đồng, tăng 10%), Eximbank (hơn 1.712 tỷ đồng, giảm 46%), ABBank (hơn 708 tỷ đồng, giảm 59%), KienlongBank (639 tỷ đồng, tăng 25%).
Từ vị trí 21-27 ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất là những nhà băng: VietABank (592 tỷ đồng, giảm 27%), BacABank (551 tỷ đồng, giảm 23%), VietBank (419 tỷ đồng, giảm 22%), PGBank (360 tỷ đồng, giảm 7%), SaigonBank (248 tỷ đồng, tăng 5%), BVBank (61 tỷ đồng, giảm 85%), BaoVietBank (34 tỷ đồng, giảm 7%).
Có thể thấy, các ngân hàng nhỏ chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận khá mạnh, giảm trên 60% tại hàng loạt nhà băng như BacABank, VietABank, PGBank, VietBank, BVBank.
Đến thời điểm này, trong 28 ngân hàng đã báo cáo tài chính quý III/2023, có tới 8 tổ chức có lợi nhuận chưa vượt qua mốc 50% kế hoạch năm. Thậm chí, có ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm khiến kế hoạch lợi nhuận đề ra từ đầu năm càng rời xa tầm với.
Theo giới phân tích, bức tranh lợi nhuận năm nay của ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bất lợi. Lợi nhuận của nhiều ngân hàng sụt giảm do thu nhập lãi thuần giảm, cầu tín dụng tăng trưởng thấp, lãi vay giảm, nợ xấu tăng cao, trong khi chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng…
Trong đó phải kể đến xu hướng lãi suất cho vay hạ nhanh, kéo theo mức giảm thu nhập lãi thuần. Nhiều ngân hàng đã liên tiếp hạ lãi suất cho vay đối với các khoản vay cũ và mới, cùng việc tung ra nhiều gói tín dụng ưu đãi. Dự báo lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong quý cuối năm. Nhưng nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay thì biên lợi nhuận ở nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục suy giảm trong quý IV/2023.
Bên cạnh đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến cuối tháng 10, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế mới đạt mức tăng trưởng 7,1% so với mục tiêu cả năm là 14%.
Trong khi đó, số dư tiền gửi vẫn tiếp tục tăng, cộng với việc chưa thể cho vay lượng vốn đã huy động giá cao trước đó, tạo thêm áp lực trả lãi. Do đó, nhiều ngân hàng đã ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng âm trong quý III hoặc cả 9 tháng đầu năm.
Trong khi đó, các ngân hàng đang phải bỏ ra ngày càng nhiều chi phí để dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nợ xấu có thể tăng cao. Giới chuyên môn tin rằng, chi phí dự phòng rủi ro sẽ tiếp tục bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng trong những quý tới.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, từ tháng 9 trở đi, nợ xấu tăng rất nhanh. Vì thế, lợi nhuận ngân hàng năm nay, đặc biệt là trong quý IV/2023 sẽ gặp nhiều khó khăn. Những ngân hàng từng có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong nhiều năm liền như ACB, Vietcombank, Techcombank thì trong 9 tháng đầu năm nay đều đã ghi nhận tỷ lệ này tăng lên và vượt 1%.
TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường ĐH Kinh tế TP. HCM, cho rằng thu nhập từ lãi giảm do tín dụng tăng trưởng thấp; thu nhập ngoài lãi như từ phát hành trái phiếu, bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng vốn chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngân hàng nhưng năm nay, cả 2 kênh này đều bị tắc. Có ngân hàng sụt giảm doanh thu từ trái phiếu và bán bảo hiểm tới 80 - 90%, ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV/2023 do NHNN thực hiện, đa phần tổ chức tín dụng giảm kỳ vọng về lợi nhuận trong thời gian tới. Có 82,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương trong năm 2023 so với năm 2022, có 13,8% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, lợi nhuận ngành ngân hàng trong cả năm 2023 được dự báo tăng 5,2%. Sang năm 2024, khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngành này mới có thể khởi sắc, ước đạt 18,9%. Trong khi đó, ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup, đánh giá lợi nhuận ngành ngân hàng có thể giảm mạnh trong quý IV/2023 vì thu nhập không thể tăng trưởng trong khi chi phí tăng cao, nhưng có thể kỳ vọng, ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng trở lại vào khoảng quý II/2024.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.