'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Quý III/2020, doanh thu của Cao su Phước Hòa đạt 390 tỷ đồng, giảm hơn 33%; lợi nhuận gộp đạt 58 tỷ đồng, chưa bằng 30% của cùng kì năm trước. Biên lãi gộp vì vậy sụt từ 32,9% xuống còn 14,8%.
Doanh thu hoạt động tài chính trong quý cũng giảm 38% so với cùng kỳ, đạt 54,6 tỷ đồng, chủ yếu do giảm lãi tiền gửi, tiền cho vay và giảm cổ tức, lợi nhuận được chia.
Khấu trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế quý III đạt gần 170 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2019.
Ban lãnh đạo Cao su Phước Hòa cho biết, nguyên do của việc sụt giảm trên là công ty không còn ghi nhận tiền đền bù đất dự án khu công nghiệp (300 tỷ đồng) như trong quý III/2019 khiến khoản mục “lợi nhuận khác” giảm hơn 203 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Cao su Phước Hòa lần lượt đạt 886 tỷ đồng và 725 tỷ đồng. So với cùng kì năm trước, doanh thu giảm 23,5% nhưng lợi nhuận lại tăng 11,5%.
Kết quả 9 tháng mà Cao su Phước Hòa đạt được chủ yếu đến từ trái ngọt trong quý II, khi công ty này bất ngờ có khoản lãi sau thuế tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm ngoái nhờ tiền đền bù đất dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên (300 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, tiền bồi thường thực hiện dự án khu công nghiệp của Cao su Phước Hòa đạt 556 tỷ đồng.
Trong năm 2020, Cao su Phước Hòa chỉ công bố mục tiêu kinh doanh của công ty mẹ. Cụ thể, tổng doanh thu công ty mẹ dự kiến là 2.459 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ kỳ vọng đạt 1.148 tỷ đồng.
Chiếu theo báo cáo tài chính riêng quý III, công ty mẹ Cao su Phước Hòa mới chỉ hoàn thành 22% kế hoạch về doanh thu và 57% kế hoạch về lợi nhuận.
Tổng tài sản của Cao su Phước Hòa tại ngày 30/9/2020 ghi nhận 6.107 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn (2.264 tỷ đồng) chiếm 37%, tài sản dài hạn (3.843 tỷ đồng) chiếm gần 63%.
Các khoản tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối quý III chỉ còn 158 tỷ đồng, giảm hơn 500 tỷ đồng (tương đương giảm 76%) so với đầu năm 2020. Trong khi đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng gần 480 tỷ đồng (tương đương tăng gần 50%), đạt giá trị 1.448 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của Cao su Phước Hòa tại ngày 30/9/2020 là 2.837 tỷ đồng, giảm 12,7% so với đầu năm. Trong đó tổng nợ vay chỉ chiếm hơn 19%, đạt giá trị hơn 549 tỷ đồng.
Cao su Phước Hòa tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa. Năm 1982, Công ty Cao su Phước Hòa được Tổng cục Cao su Việt Nam chính thức thành lập. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và chế biển mủ cao su, kinh doanh cao su; đầu tư, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Năm 2009, cổ phiếu PHR được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ đông lớn nhất của Cao su Phước Hòa là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tỷ lệ sở hữu là 66,62%.
Hiện cổ phiếu PHR đang được giao dịch ở mức giá 56.000 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 27/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 7.500 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.