Tài chính quốc tế

[Câu chuyện kinh doanh] ‘Số phận’ của HP sau hai năm tách làm đôi

(VNF) – Hewlett – Packard (HP) đã khiến cả thế giới bất ngờ trước thông tin chính thức tách rời thành hai công ty nhỏ vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, sau hơn hai năm, HP đã chứng minh được đây là một bước đi đúng đắn của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới này.

[Câu chuyện kinh doanh] ‘Số phận’ của HP sau hai năm tách làm đôi

Cuối năm 2015, HP đã chính thức tách thành 2 công ty là HP Inc. và Hewlett – Packard Enterprise.

Hewlett - Packard (HP) là một trong những nhà sản xuất máy in, máy tính xác tay, hộp mực in phun, giấy ảnh và mực in lớn nhất thế giới. Nhưng ít ai ngờ rằng, những ngày khởi đầu của tập đoàn công nghệ thông tin hùng mạnh này lại nằm ở gara ô-tô bỏ hoang phía sau nhà của ông Hewlett.

Thành công từ gara ô-tô

Hewlett - Packard được thành lập bởi William Bill Redington Hewlett và Dave Packard vào năm 1939. Họ đều là sinh viên xuất sắc tại trường Đại học Stanford và có nền tảng công nghệ tốt. Nhờ sự động viên của các giáo sư, Hewlett và Parkard đã quyết định đầu tư và kinh doanh riêng.

Nơi hoạt động ban đầu của Hewlett và Parkard là tại một gara ô-tô phía sau nhà của Hewlett tại Palo Alto, California. Sau này, đây cũng chính là trụ sở chính của tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, Hewlett - Packard (HP).

Hewlett - Packard được thành lập bởi William Bill Redington Hewlett và Dave Packard vào năm 1939 tại một gara ô-tô bỏ trống.

Sản phẩm đầu tiên của HP là một bộ dao động âm thanh và ngay lập tức đã đem về thành công rực rỡ cho họ. Sau đó, HP tiếp tục sản xuất thêm các sản phẩm điện tử khác và mở rộng việc kinh doanh ra nhiều quốc gia.

Những năm 1960 đặt nền tảng thành công cho HP trên thị trường máy in. Công ty này bắt đầu phát triển máy tính cá nhân và hệ điều hành làm thay đổi thế giới kỹ thuật trong thời đại hiện nay.

Sang đến những năm 1980, HP hoàn toàn thống trị ngành công nghiệp in ấn. Họ quản lý và phát hành máy in phun và máy in laser trong suốt cả một thập kỷ dài – điều này chứng tỏ đây là một trong những dòng sản phẩm có lợi và phổ biến nhất trong lịch sử của HP.

Máy in trở thành xu hướng chủ đạo của HP vào những năm 1980 với việc phát hành máy in DeskJet. DeskJet mang đến cho người dùng một giải pháp in ấn ít tốn kém mực in và giấy. HP lọt vào top 50 công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 nhờ vào thành công của họ trong ngành in.

Những sản phẩm đầu tiên của HP.

HP tiếp tục phát hành máy in phun màu vào năm 1990, đánh dáu bước chuyển mình trong ngành in ấn. Đây là thành quả suốt nhiều năm tháng nghiên cứu của đội ngũ phát triển sản phẩm của công ty, để đáp ứng những nhu cầu tưởng như không thể của khách hàng. Thành công này giúp HP có những bước nhảy vọt trong danh sách Fortune 500.

Sau đó, HP tiếp tục mua lại các công nghệ mới để mở rộng thị trường của họ, bao gồm máy in cá nhân. Việc kinh doanh của HP được mở rộng hơn nữa và đạt doanh thu cao trên toàn thế giới. Tính đến năm 2007, công ty này đã có gần 200.000 nhân viên và đạt hơn 100 tỷ USD doanh thu.

Bước chuyển mình mạnh mẽ

Cuối năm 2015, tại HP đã diễn ra một sự kiện mang tính bước ngoặt. Công ty này chính thức tách rời mảng PC – máy in và hệ thống lưu trữ - dịch vụ máy chủ, thành 2 công ty là HP Inc. và Hewlett – Packard Enterprise.

Chính việc phải đối mặt với doanh số sụt giảm mạnh ở các dòng sản phẩm truyền thống như laptop, PC, máy in và xu hướng người dùng chuyển dần sang thiết bị di động như smartphone, tablet đã khiến HP quyết định tái cơ cấu lại công ty.

Tách thành hai công ty riêng biệt sẽ giúp HP Inc. và Hewlett – Packard Enterprise hoạt động độc lập, tập trung hơn vào các mảng trọng tâm. Ngoài ra, điều này này cũng khiến hai công ty có thể tự chủ về tài chính, đưa ra các quyết định, chiến lược linh hoạt hơn, để nhanh chóng thích nghi với thị trường và sự thay đổi của người dùng.

Cuối năm 2015, HP đã chính thức tách thành 2 công ty là HP Inc. và Hewlett – Packard Enterprise.

Tính đến nay đã hai năm kể từ khi HP chính thức "chia đôi" ngôi nhà. Không thể phủ quyết định này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của HP về sau.

Kể từ khi chia tay, hai bên đã tuyên bố rằng họ sẽ tập trung vào việc tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng bền vững lâu dài cũng như nâng cao lợi nhuận. Với nỗi lực này, hai công ty đã thực hiện một loạt các sáng kiến tái cơ cấu, bao gồm việc cắt giảm nhân công, chi phí và mua lại một số chiến lược.

HP cũng tập trung vào việc đổi mới và gia tăng tính khác biệt trong sản phẩm, cũng như thúc đẩy mảng kinh doanh in ấn của mình, giúp ổn định dòng sản phẩm hàng đầu này.

Trong năm đầu tiên, HP đã cho cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm máy tính cá nhân như EliteBook, Specter và Pavilion Wave. Thành công của các sản phẩm mới này được phản ánh rõ ràng trong hai báo cáo lợi nhuận cuối cùng của công ty, trong đó phân khúc máy tính cá nhân đã ổn định lại doanh thu và thậm chí còn cải thiện đáng kể trong một vài năm qua.

Những nỗ lực của HP trong việc cải tạo lại ngành in cũng đáng được khen ngợi. HP đã mua lại mảng in ấn của Samsung vào cuối năm 2016 với giá 1,05 tỷ USD. Việc mua lại này được xem là một bước đi khôn ngoan của HP vì điều này sẽ giúp mở rộng việc kinh doanh in ấn bằng việc bổ sung thêm 6.500 giấy phép in do Samsung sở hữu.

HP thu về kết quả khả quan sau khi tái cơ cấu lại công ty.

Ngoài ra, công ty này hiện đang tập trung vào việc tăng cường khả năng in ấn 3D. Tuy nhiên, khác với 3D Systems DDD và Stratasys SSYS là nhắm vào tất cả các đối tượng khách hàng, HP chỉ nhấn mạnh vào thị trường công nghiệp bởi vì họ có khả năng cung cấp các giải pháp in ấn cao cấp. Trước đây, ngay cả khi HP đã hoạt động trong mảng này gần 5 năm, nó vẫn còn thua xa 3D Systems và Stratasys.

Về mặt chi phí, HP cũng cải thiện được khá nhiều, bao gồm việc bán lại các công cụ phần mềm quản lý nội dung và tài sản Quản lý Truyền thông Khách hàng (CCM) sang Open Text Corporation và cắt giảm 3.000 đến 4.000 việc làm.

Theo thông tin từ phía công ty, việc bán lại CCM đã giúp giảm chi phí và nâng cao năng suất. Do đó, giúp HP tăng cường khả năng sinh lợi nhuận. Ngoài ra, việc cắt giảm việc làm được mong đợi sẽ tạo ra khoản chi phí tiết kiệm hàng năm từ 200 đến 300 triệu USD từ năm 2020 trở đi.

Tin mới lên