CEO JPMorgan: Nợ Mỹ tăng cao sẽ gây 'nổi loạn' trên thị trường toàn cầu

Minh Ý - 30/01/2024 22:38 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon cho biết nợ công của Mỹ ngày càng tăng cao sẽ gây ra hệ quả là một "cuộc nổi loạn" trên các thị trường khắp thế giới.

VNF
Ông Jamie Dimon - CEO ngân hàng JPMorgan Chase.

Ông Jamie Dimon đưa ra cảnh báo trước Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng trong cuộc họp gần đây nhất tại Washington, rằng núi nợ của Mỹ vẫn chưa biến mất - và đó là một vấn đề lớn đối với các thị trường trên toàn thế giới.

Giám đốc điều hành JPMorgan giải thích: Tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ trông giống như biểu đồ khúc côn cầu (tức là đi ngang bằng trước khi tăng vọt). Do đó, ông kỳ vọng nợ công Mỹ sẽ đạt 130% GDP vào khoảng năm 2035.

“Hiệu ứng khúc côn cầu vẫn chưa bắt đầu. Chúng ta vẫn còn thời gian, nhưng một khi nó bắt đầu, các thị trường trên toàn thế giới...sẽ nổi dậy", ông Jamie Dimon nói.

Theo dữ liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang St Louis, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ hiện vào khoảng 120%.

Nợ quốc gia của Mỹ là hơn 34.000 tỷ USD, và nó không chỉ ảnh hưởng đến người Mỹ, nó còn là vấn đề đối với mọi người trên khắp thế giới vì các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 7.600 tỷ USD trong số đó. 

Tính đến tháng 11/2023, Nhật Bản là quốc gia nắm giữ khoản nợ nhất với 1.100 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc, Anh, Luxembourg và Canada.

Đối với ông Jamie Dimon, tình hình tài chính của Mỹ đã đặc biệt trở nên tồi tệ kể từ thời điểm ông tốt nghiệp trung học, khi tỷ lệ nợ trên GDP là khoảng 35%. Và thâm hụt liên bang, tức là số tiền Mỹ chi tiêu trong ngân sách trong một năm cụ thể, thấp hơn nhiều so với hiện nay.

“Hồi đó, thâm hụt trong thời kỳ suy thoái chỉ khoảng 4-5%. Ngày nay, tỷ lệ này là 6,5%, tôi gọi là thời kỳ bùng nổ”, ông Jamie Dimon cho hay.

Theo Văn phòng Ngân sách Nghị viện, khoản nợ càng lớn thì Mỹ càng "vất vả", và con số phải trả có thể vượt quá tổng doanh thu của chính phủ vào năm 2030.

CEO JPMorgan trước đó đã gọi đây là tình trạng “ếch sôi” đối với nền kinh tế Mỹ.

Và theo ông Dimon, những tác động kéo theo còn lớn hơn nhiều, vì các khoản thanh toán lãi có nguy cơ vượt xa các lĩnh vực chi tiêu khác của chính phủ.

Xem thêm >> Mỹ: Nợ công lập đỉnh mới 34.000 tỷ USD, mỗi người dân gánh 100.000 USD

Theo BI
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.