CEO Kelly Ortberg và nỗ lực đưa Boeing thoát khỏi 'vùng nhiễu động'
(VNF) - 10 tháng kể từ ngày nhậm chức, CEO Kelly Ortberg đã củng cố lại tình hình tài chính của Boeing, cải thiện quan hệ với người lao động và ổn định sản lượng dòng máy bay 737 Max. Dù con đường phía trước còn nhiều thách thức, những chuyển biến bước đầu này đang thắp lên hy vọng về một chu kỳ phục hồi bền vững cho "gã khổng lồ" hàng không Mỹ.
- TT Trump và Elon Musk mâu thuẫn, Boeing chớp 'cơ hội vàng' 10/06/2025 09:45
Đối mặt với loạt bài toán hóc búa
Ông Ortberg (64 tuổi) từng là CEO của một trong các nhà cung cấp lớn của Boeing. Vào tháng 8 năm ngoái, ông đã gác lại những ngày tháng nghỉ hưu để đảm nhận thách thức lớn nhất trong ngành hàng không vũ trụ toàn cầu, CEO Kelly Ortberg đang dẫn dắt Boeing trên hành trình phục hồi sau khủng hoảng.

Tại triển lãm hàng không lớn nhất thế giới sắp diễn ra ở Paris (Pháp), CEO Ortberg sẽ đối mặt với hàng loạt câu hỏi hóc búa: Làm sao để Boeing đạt thỏa thuận với các cơ quan quản lý nhằm khôi phục tốc độ sản xuất, khắc phục mối quan hệ căng thẳng với các đối tác trong chuỗi cung ứng, thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong bộ máy 170.000 nhân viên và bắt đầu tạo ra dòng tiền bền vững.
Không chỉ vậy, ông còn phải đối phó với sự hỗn loạn của thương mại toàn cầu và thị trường máy bay thương mại do chính sách thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra.
Sau hai vụ tai nạn thảm khốc của dòng 737 Max, niềm tin vào Boeing vẫn hết sức mong manh. Mới tuần trước, hãng xác nhận sẽ chi trả 1,1 tỷ USD để tránh truy tố hình sự, song gia đình của 346 nạn nhân vẫn đang phản đối quyết liệt thỏa thuận này tại tòa án.
Ông Ortberg chia sẻ rằng đã bước vào vị trí này với "con mắt mở to", không ảo tưởng và cũng không ngạc nhiên. "Tôi biết rõ mình đang đối mặt với điều gì", ông nói với Financial Times.
Sự phục hồi của Boeing có ý nghĩa then chốt đối với toàn bộ ngành hàng không vũ trụ toàn cầu, vốn phụ thuộc vào Boeing (Mỹ) và Airbus (châu Âu) trong việc chế tạo phần lớn các máy bay chở khách thương mại trên thế giới.
Dưới sự điều hành của CEO Ortberg, cổ phiếu của Boeing đã tăng 22% kể từ tháng 1, số lượng máy bay bàn giao cũng tăng lên. Tuy vậy, ông nhấn mạnh rằng quá trình khôi phục vị thế "biểu tượng sản xuất của nước Mỹ" sẽ là một hành trình kéo dài trong nhiều năm.
Nhà phân tích Ron Epstein của Ngân hàng Bank of America, cho biết: “Từ khi ông Ortberg xuất hiện, câu chuyện đã thay đổi. Dưới sự lãnh đạo của ông, chúng tôi lạc quan hơn rằng Boeing có thể thoát khỏi vòng xoáy tiêu cực”.
Một trong những nhiệm vụ cấp thiết là tái cấu trúc chuỗi cung ứng. CEO Ortberg khẳng định Boeing cần thường xuyên cập nhật cho các nhà cung cấp về những khó khăn phát sinh khi gia tăng sản lượng máy bay Max hàng tháng. Việc này sẽ giúp tạo ra dòng tiền – thước đo quan trọng với cổ đông và nguồn lực sống còn để phát triển mẫu máy bay mới.

Tháng 5 vừa qua, Boeing lần đầu tiên sản xuất được 38 chiếc Max kể từ cuối năm 2020. Giờ đây, hãng cần chứng minh với Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) rằng họ có thể gia tăng sản lượng một cách an toàn – sau khi FAA áp đặt giới hạn sản xuất do sự cố bung cửa máy bay giữa chuyến bay hồi tháng 1/2024.
Việc phối hợp với chuỗi cung ứng vì thế mang ý nghĩa sống còn. Với kinh nghiệm từng lãnh đạo Rockwell Collins, một nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng không hiện là thành viên của RTX, ông Ortberg hiểu rõ cách Boeing từng gây áp lực lên các nhà cung cấp.
Thời gian ông tại vị trùng với chương trình “Hợp tác để thành công” của Boeing – yêu cầu các nhà cung cấp phải giảm giá, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và chấp nhận thời gian thanh toán kéo dài gấp 4 lần.
Boeing đang “chuyển mình”
Ông Kevin Michaels, Giám đốc điều hành công ty tư vấn AeroDynamic Advisory, nhận định một trong những "lợi thế chưa được đánh giá đúng mức" của ông Ortberg khi làm CEO là kinh nghiệm với tư cách một nhà cung cấp. “Góc nhìn đó cực kỳ giá trị, nhất là khi chính chuỗi cung ứng là yếu tố quyết định sản lượng máy bay”, ông Kevin cho hay.
Việc tăng sản lượng cũng giúp Boeing từng bước giành lại thị phần đã mất vào tay Airbus. Tuy nhiên, CEO Ortberg cho biết ông "ít lo lắng về thị phần", thay vào đó ưu tiên sự an toàn, chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.

Ông Peter Barrett, CEO của tập đoàn cho thuê máy bay SMBC Aviation Capital, nhận định rằng dù còn nhiều việc phải làm, nhưng chất lượng sản xuất, niềm tin khách hàng và triển vọng tăng giá đang cho thấy Boeing đang "chuyển mình".
Tuy nhiên, một thách thức khác lớn không kém là cải tổ văn hóa doanh nghiệp. Theo nhà phân tích Robert Stallard của Vertical Research Partners, "văn hóa Boeing vẫn đang trong quá trình được định hình lại."
Kết quả khảo sát nội bộ vào tháng 2/2025 cho thấy chỉ 2/3 nhân viên cảm thấy tự hào khi làm việc tại Boeing, giảm mạnh so với mức 91% năm 2013. Và chỉ 42% tin tưởng vào năng lực của ban lãnh đạo cấp cao.
Ông Ortberg thừa nhận: “Điều này cho thấy khoảng cách rõ rệt giữa ban điều hành và những người đang làm việc trực tiếp trên dây chuyền sản xuất. Chúng tôi sẽ giải quyết triệt để điều đó”.
CEO Ortberg đã chuyển từ Florida đến trung tâm sản xuất chính của Boeing tại bang Washington và nhấn mạnh với các lãnh đạo cấp cao rằng: “Chúng ta phải gần gũi hơn với những người thiết kế và lắp ráp máy bay”.
Hợp đồng mới ký với Liên đoàn Công nhân Cơ khí và Hàng không Quốc tế (IAM) Quận 751 cho phép tổ chức các cuộc họp giữa công đoàn với ông và ủy ban an toàn của hội đồng quản trị.
Nhà phân tích Ron Epstein cảnh báo: Dù có nhiều “điểm sáng tích cực”, nhưng lòng tin giữa Boeing và các cổ đông, khách hàng, cũng như các cơ quan quản lý vẫn vô cùng mong manh.
“Sau nhiều năm bước hụt, chỉ cần một cú sảy chân nữa là hòn đá lại lăn trở lại chân đồi”, ông Epstein nhận định.
TT Trump thúc đẩy thỏa thuận lịch sử: Qatar Airways đặt mua 160 máy bay Boeing
- 'Ngành báo chí đang phải đối mặt với một trận chiến sinh tồn khốc liệt' 10/06/2025 01:30
- Sụp đổ dây chuyền 'rình rập' ngành xe điện Trung Quốc 10/06/2025 10:00
- Đàm phán tại London: TT Trump thừa nhận Bắc Kinh ‘không dễ ứng phó’ 10/06/2025 08:30
Nvidia chọn Anh làm 'bàn đạp', lập bản đồ quyền lực AI toàn cầu
(VNF) - Trong khuôn khổ London Tech Week 2025, sự hiện diện của CEO Nvidia Jensen Huang không chỉ đơn thuần là một dấu ấn truyền thông. Đằng sau bài phát biểu được ví như “bài giảng AI quốc dân” tại khán phòng Olympia là một thông điệp chiến lược: Nvidia đang đầu tư nghiêm túc vào nước Anh, coi đây là một điểm tựa quan trọng trong chiến lược mở rộng sức mạnh công nghệ toàn cầu.
Đàm phán tại London: TT Trump thừa nhận Bắc Kinh ‘không dễ ứng phó’
(VNF) - Các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc vừa kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại London, Anh nhằm tháo gỡ căng thẳng thương mại. Dù mô tả cuộc gặp là tích cực, Tổng thống Donald Trump vẫn cảnh báo Trung Quốc “không phải đối tác dễ dàng”, phản ánh sự thận trọng của Washington trong bối cảnh bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chưa hạ nhiệt.
Bitcoin có thể chạm mốc 150.000 USD vào cuối năm 2025?
(VNF) - Dù đã từng thiết lập mức đỉnh 112.000 USD, việc Bitcoin nhanh chóng quay đầu giảm xuống dưới 105.000 USD đang khiến giới đầu tư giảm kỳ vọng về khả năng chạm ngưỡng 150.000 USD trong năm nay. Các tín hiệu phân tích kỹ thuật, đặc biệt từ chỉ báo RSI cho thấy thị trường có thể đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn điều chỉnh mạnh.
Siêu du thuyền nửa tỷ USD của Jeff Bezos bị Monaco ‘cấm cửa’
(VNF) - Dù là một trong những người giàu nhất hành tinh, tỷ phú Jeff Bezos vẫn không thể đưa siêu du thuyền trị giá 500 triệu USD của mình cập cảng Monaco. Con tàu mang tên Koru của ông chủ Amazon bị từ chối cập bến vì kích thước quá khổ, buộc ông và vợ sắp cưới phải đi thuyền nhỏ vào bờ để xem chặng đua F1 danh giá.
Thương chiến Mỹ - Trung: Những bất đồng mới trước vòng đàm phán tại London
(VNF) - Các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong tuần này tại London (Anh) dự kiến sẽ tập trung giải quyết một loạt tranh chấp mới đang làm gia tăng căng thẳng song phương, đe dọa phá vỡ thỏa thuận đình chiến mong manh về thuế quan.
MrBeast: Tỷ phú YouTube không còn tiền cưới vợ vì tái đầu tư đến đồng cuối cùng
(VNF) - Dù sở hữu đế chế nội dung và danh mục tài sản lên tới tỷ USD, Jimmy Donaldson – người nổi tiếng toàn cầu với tên gọi MrBeast – vẫn lựa chọn sống trong một căn hộ studio nhỏ tại quê nhà Greenville, Bắc Carolina, Mỹ.
Nhờ ‘hỏa lực’ từ lòng đất, Trung Quốc xoay chuyển thế trận thương mại với Mỹ
(VNF) - Sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm khổng lồ, thứ được ví như “hỏa lực” chiến lược của thời đại công nghệ, Trung Quốc đang từng bước chuyển từ thế phòng thủ sang chủ động tấn công trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
'Gia đình Bitcoin' giấu mã khóa trên 4 châu lục để né bắt cóc, cướp ví tiền số
(VNF) - Trước làn sóng bắt cóc nhắm vào các nhà đầu tư và nhà quản lý trong lĩnh vực tiền điện tử, “Gia đình Bitcoin”, nổi tiếng với quyết định bán toàn bộ tài sản để đầu tư vào Bitcoin năm 2017, đã tiết lộ hệ thống bảo mật mới được thiết kế để bảo vệ khối tài sản số trị giá hàng triệu USD của họ.
Rúp Nga: Đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới nửa đầu năm 2025
(VNF) - Trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá so với USD, đồng rúp Nga lại đang nổi lên như một hiện tượng trên thị trường tiền tệ toàn cầu. Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng Bank of America, đồng rúp là đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới trong năm 2025, với mức tăng hơn 40% tính đến thời điểm tháng 6. Diễn biến này đánh dấu sự đảo chiều ấn tượng sau 2 năm mất giá liên tục.
Tỷ phú Elon Musk ‘chìa cành ô liu’, TT Trump vẫn cảnh báo cứng rắn
(VNF) - Bất chấp động thái xuống thang từ tỷ phú Elon Musk, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn giữ lập trường cứng rắn, cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” nếu ông Musk hậu thuẫn các ứng cử viên Dân chủ đối đầu với phe Cộng hòa.
'Lò đào tạo' tỷ phú hơn 100 năm tuổi ở Nam Phi
(VNF) - King Edward VII School (KES), ngôi trường trung học nam sinh tại Nam Phi, từ lâu đã được mệnh danh là “trường đào tạo tỷ phú”. Không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật ảnh hưởng toàn cầu, từ tỷ phú tài chính đến các huyền thoại thể thao, KES còn là biểu tượng giáo dục hiếm hoi hội tụ giá trị lịch sử, chất lượng đào tạo toàn diện và xu hướng đầu tư giáo dục đầy tiềm năng tại châu Phi.
Mỹ cân nhắc mức phí 1.000 USD cho phỏng vấn visa nhanh
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc một đề xuất cho phép công dân nước ngoài trả một khoản phí ưu tiên trị giá 1.000 USD để đẩy nhanh lịch hẹn phỏng vấn visa Mỹ theo diện du lịch và công tác ngắn hạn.
CEO ReliaQuest: Từ hai lần thế chấp nhà đến 'kỳ lân' an ninh mạng
(VNF) - Khởi nghiệp vào đúng thời điểm suy thoái kinh tế, 2 lần phải thế chấp nhà để duy trì công ty, giờ đây ReliaQuest của ông Brian Murphy được định giá 3,4 tỷ USD và đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Đấu giá túi Hermès Birkin đầu tiên trên thế giới, kỳ vọng vượt 1 triệu USD
(VNF) - Chiếc túi Birkin nguyên bản được chế tác dành riêng cho nữ diễn viên Jane Birkin và là nguyên mẫu của dòng túi biểu tượng nhà Hermès sẽ được đưa ra đấu giá vào tháng 7 tại Paris, Pháp. Dù mức định giá chưa được công bố, giới chuyên gia nhận định đây có thể là một trong những chiếc túi có giá trị cao nhất từng xuất hiện trên thị trường toàn cầu, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, nhà sưu tập xa xỉ và tín đồ thời trang.
Hết thời 'quiet luxury', Gen Z rầm rộ khoe bố mẹ giàu trên TikTok
(VNF) - Qua rồi thời “quiet luxury” (xa xỉ thầm lặng), nhiều Gen Z đang tự hào khoe về sự giàu có và nổi tiếng của gia đình mình trên TikTok.
Chiếc Tesla đỏ và màn 'quay xe' chính trị tốn kém nhất Phố Wall
(VNF) - Chiếc Tesla Model S màu đỏ đỗ bên ngoài Nhà Trắng từng là biểu tượng cho mối quan hệ khắng khít giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk hiện trở thành “vật chứng” cho một màn đoạn tuyệt chính trị gây chấn động. Cổ phiếu Tesla bay hơi 150 tỷ USD vốn hóa trong một ngày, còn Nhà Trắng thì đang xem xét lại loạt hợp đồng liên bang béo bở với “đế chế” của ông Musk.
Trung Quốc bật đèn xanh, giải cứu các ông lớn ô tô Mỹ
(VNF) - Trung Quốc đã cấp giấy phép xuất khẩu tạm thời cho các nhà cung cấp đất hiếm của ba hãng sản xuất ô tô hàng đầu Mỹ, hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin thân cận cho hay. Động thái được đưa ra trong bối cảnh những gián đoạn trong chuỗi cung ứng bắt đầu xuất hiện do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt của Bắc Kinh đối với các nguyên liệu chiến lược này.
Ông Musk bất ngờ chìa 'cành ô liu' với TT Trump sau màn khẩu chiến căng thẳng
(VNF) - Tỷ phú Elon Musk mới đây đã phát đi tín hiệu rằng ông sẽ hành động nhằm xoa dịu căng thẳng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi những bất đồng giữa hai người bùng nổ thành một cuộc khẩu chiến công khai ngày 5/6.
Tỷ phú Elon Musk mất 34 tỷ USD giữa bất đồng với TT Trump
(VNF) - Cú lao dốc mạnh của cổ phiếu Tesla đã khiến tài sản của tỷ phú Elon Musk giảm tới 34 tỷ USD, sau khi cuộc khẩu chiến giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump bùng phát trên mạng xã hội.
TT Trump 'quay lưng', SpaceX nguy cơ mất hợp đồng chục tỷ USD
(VNF) - Khoảng 22 tỷ USD hợp đồng chính phủ của SpaceX đang bị đe dọa sau khi Tổng thống Trump dọa cắt hợp đồng chính phủ với các công ty của ông Elon Musk. Chương trình không gian của Mỹ cũng đứng trước rủi ro trì hoãn.
Liên minh Trump – Musk: Cất cánh như tên lửa và rồi... ‘nổ tung’
(VNF) - Mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk đã từng cất cánh như một trong những tên lửa SpaceX: được tăng áp, bay vút lên cao... rồi bất ngờ “phát nổ”.
Trả lương cho người giàu nhất thế giới: Bài toán hóc búa của Tesla
(VNF) - Trong bối cảnh Tesla kinh doanh khó khăn, ban giám đốc Tesla đang xem xét một gói lương mới cho CEO Elon Musk. Tuy nhiên, họ lại vấp phải một câu hỏi nan giải: “Nên trả lương cho người giàu nhất thế giới như thế nào?”
TT Trump ‘đoạn tuyệt’ với Elon Musk, Tesla bốc hơi 152 tỷ USD vốn hóa
(VNF) - Tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng hủy bỏ các hợp đồng chính phủ với những công ty do tỷ phú Elon Musk điều hành đã thổi bay 152 tỷ vốn hóa của Tesla.
Ông Trump và ông Tập điện đàm: 'Nút thắt' đất hiếm đã được nới lỏng
(VNF) - Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút ngày 5/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã đạt tiến triển với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề đất hiếm – lĩnh vực nhạy cảm trong căng thẳng thương mại song phương.
Nvidia chọn Anh làm 'bàn đạp', lập bản đồ quyền lực AI toàn cầu
(VNF) - Trong khuôn khổ London Tech Week 2025, sự hiện diện của CEO Nvidia Jensen Huang không chỉ đơn thuần là một dấu ấn truyền thông. Đằng sau bài phát biểu được ví như “bài giảng AI quốc dân” tại khán phòng Olympia là một thông điệp chiến lược: Nvidia đang đầu tư nghiêm túc vào nước Anh, coi đây là một điểm tựa quan trọng trong chiến lược mở rộng sức mạnh công nghệ toàn cầu.
Hiện trạng loạt dự án BĐS chờ Đà Nẵng định lại giá đất để 'hồi sinh'
(VNF) - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng đã liên tục phát hành thông báo mời các đơn vị có năng lực tham gia tư vấn xác định giá đất đối với nhiều dự án lớn trên địa bàn thành phố.