'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thưa bà, các quỹ ETF và các quỹ chủ động đã có màn trình diễn như thế nào từ đầu năm tới nay? Có vẻ như đầu tư vào quỹ ETF đang là xu hướng đầu tư thời thượng? Quỹ đầu tư chủ động liệu có “hết thời”?
Bà Lê Thị Lệ Hằng: Thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây đã và đang là điểm sáng trên bản đồ châu Á và thế giới, với sự tăng trưởng lên tục và vượt trội so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong khu vực. Sự tăng trưởng này góp phần tạo ra và là minh chứng cho sự hấp dẫn và sức hút đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
Năm 2021 không phải là ngoại lệ, tính đến giữa tháng 9, chỉ số VN-Index đã tăng trưởng hơn 22%, vượt trội hơn so với các chỉ số thị trường Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc và vượt qua cả chỉ số MSCI Emerging và MSCI Frontier cho các thị trường mới nổi và cận biên. Từ đầu năm 2021, thanh khoản trung bình của thị trường cao hơn gấp đôi năm ngoái và trong 4 tháng gần đây, giá trị giao dịch đạt trung bình gần 1 tỷ USD mỗi ngày. Sự khởi sắc này chính là tiền đề cho hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư ETF cũng như các quỹ chủ động trên thị trường.
Theo số liệu chúng tôi thu thập, phần lớn các quỹ đầu tư đều có hiệu quả hoạt động vượt trội. Tiêu biểu như quỹ ETF VNFIN LEAD của SSIAM, tỷ suất lợi nhuận lũy kế cho đến cuối tháng 8 đã vượt hơn 46%. Quỹ VN-30 và VNX-50 ETF của SSIAM đều báo lợi suất hơn 34%. Hiệu suất của các quỹ mở khác trên thị trường cũng khiến các nhà đầu tư hài lòng, ví dụ như quỹ Diamond ETF với lợi suất 47%.
Bên cạnh đó, mặc dù có sự phân hóa rõ nét về tỷ suất lợi nhuận, nhưng nhìn chung, hoạt động của các quỹ đầu tư chủ động trên thị trường cũng đều rất khả quan. Quỹ SCA của SSIAM có lợi suất 38% lũy kế đến cuối tháng 8. Các quỹ khác dưới sự quản lý của Dragon Capital, Mirae Asset, VinaCapital, VNDirect... đều đạt được kết quả rất đáng khích lệ.
Hiệu quả hoạt động cao góp phần thúc đẩy khả năng thu hút vốn của các quỹ đầu tư. Số liệu SSIAM thu thập được trong 8 tháng đầu năm cho thấy các quỹ ETF đã thu hút được hơn 4.600 tỷ đồng, trong đó SSIAM VNFIN LEAD là một trong các quỹ đứng đầu thị trường với tổng huy động lũy kế hơn 700 tỷ đồng từ đầu năm. Các quỹ chủ động cũng đạt kết quả tương tự, tiêu biểu như Dragon Capital VSF với hơn 1.100 tỷ đồng.
Sự tham gia của các quỹ ETF trên thị trường thời gian gần đây giúp các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn cho danh mục đầu tư của mình. Sự gia tăng về quy mô và hiệu quả đầu tư là minh chứng cho thấy các quỹ ETF sẽ ngày càng phát triển, trở thành công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư. Các sản phẩm ETF giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục một cách nhanh chóng và thuận tiện, đầu tư chiến lược vào các công ty blue chip tốp đầu thị trường như VN-30, VNX-50, hoặc vào những ngành tăng trưởng mạnh nhất (như Finlead) với chi phí thấp.
Thay vì phải mua 30 hay 50 cổ phiếu cho danh mục của mình và điều chỉnh khối lượng định kỳ để đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro hệ thống, nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ ETF chỉ trong “một nốt nhạc” thông qua tài khoản chứng khoán với mức đầu tư khởi điểm thấp. Các quỹ ETF được quản lý bởi các chuyên gia giúp các nhà đầu tư không chuyên ít thời gian, khả năng và công cụ phân tích, chọn lọc cổ phiếu, có thể tham gia vào thị trường nhanh chóng, linh hoạt với chi phí tối ưu. Đặc biệt, những nhà đầu tư với tầm nhìn dài hạn có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông qua kênh đầu tư ETF.
Điều này không có nghĩa là các quỹ đầu tư chủ động sẽ “hết thời”. Các quỹ chủ động có thể có tỷ suất lợi nhuận cao nếu được quản lý bởi các công ty chứng khoán và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có khả năng nắm bắt thị trường và các cơ hội đầu tư rất nhanh nhạy. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là rủi ro cao hơn vì không phải lúc nào các quỹ chủ động cũng có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận vượt trên tham chiếu thị trường. Thêm vào đó, các quỹ chủ động thường yêu cầu mức đầu tư tối thiểu cao cùng tổng chi phí có thể lên đến 2% một năm hoặc hơn, do đó sẽ không phải là lựa chọn thích hợp với các nhà đầu tư cá nhân với vốn khởi điểm thấp.
Nhìn chung, quỹ chủ động, quỹ ETF hay các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, bất động sản, vàng, tiền kĩ thuật số... đều là sự lựa chọn tương hỗ bổ trợ lẫn nhau. Tùy hoàn cảnh, điều kiện, khả năng, và khẩu vị rủi ro, các nhà đầu tư có thể phân bổ tài sản đầu tư của mình một cách hợp lý.
- Trong ngắn hạn và dài hạn, màn trình diễn của các quỹ đầu tư sẽ thay đổi ra sao, theo dự báo của bà?
Mặc dù triển vọng ngắn hạn kém khởi sắc do dự báo kết quả kinh doanh và các chỉ số vĩ mô quý III và 6 tháng cuối năm thấp hơn kỳ vọng ban đầu, chúng tôi vẫn duy trì sự lạc quan trong dài hạn. Tuy các yếu tố này có thể sẽ tạo ra nhiều biến động trên thị trường từ nay đến cuối năm, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ không có sự thay đổi cấu trúc cơ bản về tiềm năng kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng thị trường trong dài hạn.
Việt Nam vẫn là một điểm sáng trong khu vực, với nhiều ưu thế sản xuất được hỗ trợ bởi nguồn vốn FDI, tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ với sự gắn kết sâu sắc vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở mức hơn 200% GDP, thêm vào đó, ngành dịch vụ sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ hậu Covid-19. Bản chất của thị trường vốn luôn hướng về tương lai, nếu chúng ta phân tích giá trị hiện tại của dòng tiền trong bất kỳ mô hình định giá nào cũng sẽ phải nhìn vào “ánh sáng cuối con đường” năm 2022.
Những thách thức trong ngắn hạn sẽ khiến thị trường chứng khoán có nhiều biến động và ảnh hưởng đến lợi suất của các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ ETF bám sát thị trường với cùng hệ số beta bằng với chỉ số tham chiếu. Tuy nhiên, các quỹ chủ động cũng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không kiểm soát rủi ro tốt và đón bắt được những cơ hội đầu tư kịp thời. Trong dài hạn, chúng tôi tin tưởng các quỹ, cả chủ động và ETF, sẽ tiếp tục tăng trưởng và hoạt động tốt với chiến lược riêng của từng quỹ.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân không chuyên, sự nhảy cảm thị trường để lựa chọn thời điểm đầu tư nhằm mua rẻ, bán đắt, và sinh lời lớn là rất khó thực hiện trên thực tế. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị thay vì quá lo lắng rút khỏi thị trường và đánh mất đi cơ hội, hãy có một cái nhìn dài hạn cho danh mục của mình. Những nghiên cứu kinh tế học đã chỉ ra phần lớn các nhà đầu tư cá nhân sẽ không kịp giải ngân khi thị trường điều chỉnh hay chốt lời khi thị trường đạt đỉnh, mà các yếu tố tâm lý sẽ khiến hoạt động đầu tư thường ngược lại: cắt lỗ sâu và mua vào sau khi thị trường đã quá đà tăng trưởng. Sự kỷ luật trong đầu tư với giải ngân định kỳ nhằm trung bình hóa chi phí vốn sẽ là chìa khóa giúp các nhà đầu tư đạt lợi nhuận tốt trong dài hạn bất chấp biến động thị trường.
- Thời gian qua, Việt Nam vẫn đón nhận dòng tiền từ quỹ đầu tư ngoại mới, tiêu biểu là Fubon. Theo bà, đâu là những yếu tố giúp TTCK Việt Nam thu hút được quỹ đầu tư ngoại mới trong thời điểm hiện tại? Dù vậy, khối ngoại vẫn bán ròng khá mạnh, phải chăng các quỹ đầu tư ngoại cũng có những lo ngại nhất định về TTCK Việt Nam?
Chúng tôi cho rằng việc bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài chỉ là nguyên tắc quản lý rủi ro của các quỹ/tổ chức nước ngoài khi xảy ra các sự kiện rủi ro lớn như Covid-19, cùng với một số đánh giá về việc mặt bằng giá của thị trường đã tăng cao so với đầu năm. Cần phải nhấn mạnh rằng chúng tôi nhận định đây không phải là hoạt động cắt lỗ và rút vốn khỏi thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài, mà chỉ là sự kỉ luật trong giảm thiểu rủi ro và chốt lời của hoạt động quản lý quỹ chuyên nghiệp. Số liệu phân tích của SSIAM cho thấy việc bán ròng của khối ngoại từ cuối năm 2020 chủ yếu là từ các nhà đầu tư Hàn Quốc với những hoạt động chốt lời sau khi thị trường đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm vừa qua.
Như đã nói ở trên, những quan ngại trong ngắn hạn do hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ bởi đại dịch không làm thay đổi bức tranh toàn cảnh về tiềm năng kinh tế Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rất rõ vấn đề này và chúng tôi tin tưởng rằng dòng vốn ngoại sẽ nhanh chóng quay lại đầu tư vào thị trường ngay sau khi chúng ta có thể mở cửa lại nền kinh tế. Các quỹ ngoại chắc chắn sẽ giải ngân mạnh mẽ khi nhìn thấy cơ hội tiềm năng. Cùng với các yếu tố chính sách và đầu tư công, chúng tôi lạc quan rằng những chỉ số vĩ mô về tiềm năng sản xuất, xuất nhập khẩu, cùng với yếu tố thị trường rộng lớn với hơn 100 triệu dân sẽ giúp Việt Nam duy trì vị thế, là điểm sáng trong khu vực cũng như nhóm các quốc gia mới nổi, cận biên và sẽ tiếp tục thu hút được nguồn vốn đầu tư ngoại trong thập kỷ tới.
Trong trung và dài hạn, mặt bằng định giá của các doanh nghiệp Việt vẫn còn rẻ so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và các thị trường mới nổi, cận biên. Định giá thấp hơn tuy phản ánh rủi ro của thị trường cận biên nhưng cũng đồng nghĩa với tiềm năng lợi suất cao hơn trong trung và dài hạn. Trong bối cảnh lãi suất thấp toàn cầu và sự tăng trưởng chậm chạp của các nền kinh tế phát triển (ngoại trừ Mỹ), các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm đến những thị trường như Việt Nam để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận đầu tư.
- Theo bà, Việt Nam nên làm gì để tiếp tục thu hút thêm nguồn tiền từ các quỹ đầu tư nước ngoài?
Điều quan trọng nhất trong ngắn hạn là Việt Nam cần phải mở cửa trở lại nền kinh tế. Sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng do những chính sách giãn cách xã hội đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp Việt cùng với các nhà máy được hỗ trợ bởi nguồn vốn FDI đã mất đi các hợp đồng cung ứng sang các đối thủ cạnh tranh do không thể đáp ứng đơn hàng, đang gây ra những áp lực rất lớn trên thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi lạc quan rằng Chính phủ với sự thay đổi tư duy chiến lược sang sống chung với dịch bệnh, thay vì mục tiêu không có ca nhiễm trước đây, sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế quay trở lại và phục hồi mạnh mẽ từ đầu năm sau.
Về trung và dài hạn, để xây dựng thị trường chứng khoán trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại, chúng tôi tin rằng cần có sự đồng lòng của cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Đối với doanh nghiệp, bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực và mở rộng hiện diện tại các thị trường quốc tế, cần tiếp tục nâng cao khả năng quản trị (corporate governance) và tính minh bạch trên thị trường, phổ cập chuẩn mực báo cáo tài chính theo nguyên tắc kế toán IFRS hay GAAP, công bố tài liệu thông tin doanh nghiệp bằng tiếng Anh.
Đối với cơ quan quản lý, Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải thiện nền tảng chính sách, cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ hỗ trợ giao dịch và kiểm soát để nâng hạng lên thị trường mới nổi trong vài năm tới. Việc được MSCI và FTSE Russell đánh giá xem xét nâng hạng từ thị trường chứng khoán cận biên (Frontier markets) lên mới nổi (Emerging markets) sẽ là dấu mốc quan trọng, được cho là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường Việt Nam.
Hiện Việt Nam đang là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index, tuy nhiên, các quỹ đầu tư nước ngoài thường bị hạn chế đầu tư vào thị trường cận biên do đặc thù quản trị rủi ro. Việc được nâng hạng sẽ tạo ra cú hích lớn trong việc thu hút dòng vốn ngoại, vì dòng tiền đầu tư quốc tế cho các thị trường mới nổi là rất khổng lồ, và chúng ta cần cố gắng để có thể nắm bắt những cơ hội đầu tư nước ngoài hiện còn đang bị giới hạn bởi xếp hạng thị trường.
Cụ thể hơn, Việt Nam cần duy trì sự ổn định của hệ thống giao dịch và tiếp tục nâng cấp hoàn thiện để có thể hỗ trợ quy mô thanh khoản, phát triển hệ thống đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) để cải thiện vấn đề thanh toán (pre-funding), giải quyết giới hạn về “room” sở hữu nước ngoài qua chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), đơn giản hóa các thủ tục và quy trình quy đổi ngoại tệ để giúp việc triển khai và thu hồi vốn cho các nhà đầu tư ngoại dễ dàng và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần tạo điều kiện để thị trường có thế tiếp tục phát triển thêm nhiều các sản phẩm đầu tư và quản trị rủi ro, ví dụ như các chỉ số theo ngành hay chủ đề đầu tư, các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, quyền chọn mua/bán, hay các mô hình nghiệp vụ đầu tư quản lý quỹ như giao dịch bán khống, giao dịch T+0...
Lời khuyên cho các nhà đầu tư “F0” Trong ngắn hạn, một số ít nhà đầu tư không chuyên có thể may mắn với lợi nhuận đầu tư tốt nhưng đối với phần lớn các nhà đầu tư “F0”, chúng tôi khuyến nghị không nên “lướt sóng” vì độ rủi ro cao. Mỗi quyết định đầu tư cần được cân nhắc một cách kĩ lưỡng dựa vào phân tích khả năng sinh lời trên mức độ rủi ro, cộng với hiểu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Tuy nhiên trên thực tế, không phải nhà đầu tư nào cũng có thời gian và khả năng để phân tích và tính toán một cách tốt nhất, do vậy chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư không chuyên nên phân bổ phần lớn tài sản đầu tư của mình vào các quỹ đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp, bởi các chuyên gia và các công ty chứng khoán uy tín, để đảm bảo lợi nhuận đầu tư trong dài hạn. Với các nhà đầu tư muốn tự quản trị danh mục của mình, chúng tôi khuyến nghị nên có sự nghiên cứu kĩ lưỡng trên từng danh mục để có thể đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý nhất, đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro hệ thống và nên có tầm nhìn đầu tư dài hạn. CEO SSIAM Lê Thị Lệ Hằng |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.