Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chốt phiên giao dịch 19/9, VN-Index đã không thể duy trì được mốc 1.000 điểm xác lập trong phiên sáng. Có thể nói, thị trường trong phiên chiều đã thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác.
Nếu hết phiên sáng, sàn HSX ghi nhận 182 mã tăng và 82 mã giảm thì đến hết phiên chiều có 171 mã tăng và 116 mã giảm điểm. Số mã tăng điểm giảm đi không nhiều, nhưng vẫn ảnh hưởng đến chỉ số chuẩn bởi dòng tiền chốt lời ở các mã cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip như VIC (-1%), VHM (-0,57%), VNM (-0,14%), SAB (-1,35%), PLX (-0,98%),…
Ngoài ra, việc các mã vốn hóa lớn trong nhóm Ngân hàng "hạ nhiệt" cũng tác động khiến thị trường "hãm" đà tăng. Có thể kể đến một số mã điển hình như VCB trở về mức giá tham chiếu 63.300 đồng/cổ phiếu, BID đà tăng giảm xuống còn 0,14%, TCB chỉ tăng 1,72%,…
Thanh khoản thị trường hôm nay cũng tăng vọt lên hơn 244,4 triệu cổ phiếu giao dịch, tương đương tổng giá trị hơn 5.120 tỷ đồng.
Về cuối phiên, VN-Index đã có sự hồi phục nhẹ khi tăng 0,21% đạt 995,54 điểm.
“Kịch bản” này có vẻ khiến nhiều nhà đầu tư nhớ lại lần chạm mốc 1.000 điểm trước đó của VN-Index trong phiên 31/8/2018, bởi ngay sau phiên trở lại mốc tâm lý lịch sử, chỉ số chuẩn đã giảm điểm trong 3 phiên liên tục.
Vậy điều này sẽ tái diễn?
Trao đổi với VietnamFinance, ông Dương Văn Chung – Giám đốc khu vực miền bắc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) đánh giá, nhà đầu tư Việt luôn trong trạng thái đầu cơ, do đó họ sẽ chốt lời ngắn hạn khi xuất hiện thông tin tiêu cực.
“Tuy vậy, xu thế trung và dài hạn là nhân tố chính quyết định. Hiện tại, tình hình vĩ mô ổn, TTCK toàn cầu tăng, cùng với đó là định giá cổ phiếu trong nước vẫn đang rẻ, kết quả kinh doanh quý III và quý IV của nhiều doanh nghiệp niêm yết được dự báo tích cực, cộng thêm trạng thái margin toàn thị trường không quá ‘cứng’, tôi cho rằng xu thế trung và dài hạn sẽ là tăng", ông Chung nói.
Trong khi đó, ông Vũ Xuân Hiệu – Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Trí Việt đánh giá, dù VN-Index vượt ngưỡng 1000 trong phiên lần thứ 2 trong thời gian 1 tháng qua nhưng dòng tiền tăng khá chậm, thanh khoản chung của sàn HSX tiếp tục duy trì ở vùng 3000-4000 tỷ 1 phiên giao dịch (không tính giao dịch thỏa thuận), vùng 1000 – 1010 điểm đang là ngưỡng cản khá quan trọng của chỉ số chuẩn trong thời điểm hiện tại, phiên chiều nay thị trường vẫn phân hóa rất mạnh và áp lực chốt lời từ các mã khá lớn.
Vì vậy, theo ông Hiệu, trong ngắn hạn thị trường cần có thời gian tích lũy hoặc cần 1 nhịp điều chỉnh thì mới đủ lực cầu để vượt qua được vùng 1000 - 1010 điểm.
Vậy thông tin về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động tiêu cực đến thị trường? Ông Dương Văn Chung cho rằng, thông tin về việc dọa áp thuế đã phản ánh vào thị trường chung toàn cầu. Mặt khác, việc áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc và việc nước này đáp trả Hoa Kỳ bằng việc áp thuế lên 60 tỷ USD hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ đã được các nhà đầu tư ‘tiên liệu’ trước.
“Đó là chưa kể đến, con số hai quốc gia này áp thuế lên các mặt hàng của nhau thấp hơn so với nhiều nhà đầu tư dự tính. Điều này cũng có thể tạo tâm lý tích cực”, lãnh đạo MBS nêu quan điểm.
Ông Vũ Xuân Hiệu cũng thể hiện sự lạc quan với TTCK Việt Nam bất chấp các lo ngại ảnh hưởng bởi Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
“Các thống kê vĩ mô trong nước hiện tại nhiều điểm sáng tích cực. Vì vậy tôi đánh giá thị trường trong thời gian từ giờ đến cuối năm vẫn tiếp tục dao động ở vùng 900-1100 điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua đáy năm 2018 tại vùng 885 trong tháng 7 vừa qua và khi thị trường dao động ở vùng 1000 điểm như hiện tại, thị trường sẽ phân hóa rất mạnh”, ông Diệu nhìn nhận.
Vị này cũng cho rằng, cơ hội giải ngân an toàn là trong những tháng cuối năm khi VN-Index về lại vùng 900-950.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.