Châu Âu lùi thời hạn giảm khí thải, doanh nghiệp ôtô dễ thở

Minh Tuệ - Thứ năm, 06/03/2025 13:15 (GMT+7)

(VNF) - Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cho biết cơ quan này vừa mới đề xuất cho phép các nhà sản xuất ô tô thực hiện mục tiêu phát thải CO2 mới cho ô tô con và xe tải nhỏ vào năm 2027 thay vì ngay trong năm nay.

Theo lộ trình giảm thải của Liên minh châu Âu (EU), trong giai đoạn 2025-2029, ngưỡng phát thải chung đối với ô tô sẽ không quá 93,6g CO₂/km, giảm so với mức 95g CO₂/km của giai đoạn 2020-2024. Để tuân thủ quy định này, tỷ lệ xe điện trong tổng số ô tô con và xe tải nhẹ cần đạt khoảng 20-22%. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ lệ này đang dưới 15% đối với ô tô con và thấp hơn nhiều đối với xe tải nhẹ.

Việc gia hạn thời gian nhằm giúp các nhà sản xuất ô tô có thêm "không gian thở" để thích ứng với các mục tiêu phát thải mới, trong bối cảnh doanh số bán xe điện đang chững lại. Đề xuất này cần được sự chấp thuận của các chính phủ trong liên minh và Nghị viện châu Âu, dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 3. Động thái này nhằm giúp các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu phát thải năm nay có thể bù đắp trong hai năm tới. Tuy nhiên, mục tiêu giảm carbon chung của EU vẫn không thay đổi, với kế hoạch ngừng phát thải CO₂ vào năm 2035.

Đề xuất này cũng phản ánh sự cân nhắc của EU giữa việc duy trì các mục tiêu môi trường và hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn chuyển đổi sang các phương tiện sạch hơn.

Ngành công nghiệp ô tô, nền tảng của nền kinh tế châu Âu, sử dụng hơn 13 triệu người và đóng góp khoảng 7% vào GDP của EU. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với giai đoạn chuyển đổi đáng kể, được thúc đẩy bởi số hóa, khử carbon, cạnh tranh gia tăng và bối cảnh địa chính trị thay đổi. Những yếu tố này thách thức sức mạnh của các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Đối thoại Chiến lược nhằm mục đích cùng phát triển và triển khai các giải pháp để duy trì vị thế toàn cầu của ngành.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC).

Trước đó, EC cũng đã công bố kế hoạch nới lỏng các quy định về báo cáo bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc EU với các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.

Kế hoạch này được gọi là “Simplification Omnibus” (tạm dịch: Dự luật tổng hợp về đơn giản hoá thủ tục). Dự luật này nằm trong bộ cải cách mở rộng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp châu Âu, bao gồm cả các biện pháp khuyến khích ngành công nghiệp giảm phát thải carbon cũng như giảm chi phí năng lượng.

Theo Reuters, động thái của EC có thể nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng doanh nghiệp, lâu nay vẫn hay phàn nàn rằng những quy định chặt chẽ và bộ máy hành chính cồng kềnh đang cản trở khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ. Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng việc nới lỏng này “phá huỷ trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp”.

Tại Mỹ, Tổng thống Donald Trump từng thúc đẩy việc cắt giảm các quy định liên quan đến phát triển bền vững để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, ngay cả khi nới lỏng yêu cầu đối với các loại báo cáo bền vững và báo cáo liên quan đến chính sách xanh, cơ quan hành pháp của EU khẳng định khối này vẫn giữ vững các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và các cam kết khí hậu khác.

“Các doanh nghiệp châu Âu sẽ hưởng lợi từ việc đơn giản hoá quy trình báo cáo bền vững. Điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo chúng ta vẫn đi đúng hướng trong lộ trình khử carbon. Và sẽ còn nhiều biện pháp đơn giản hóa hơn nữa trong thời gian tới”, Chủ EC Ursula von der Leyen cho hay.

EC đặt mục tiêu giảm 25% gánh nặng báo cáo trong đợt cải cách đầu tiên vào nửa đầu năm 2025. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 40 tỷ euro (tương đương 42 tỷ USD).

Hãng bay lớn nhất thế giới mở đường bay kết nối Mỹ, Châu Âu và Trung Đông tới Đà Nẵng

Hãng bay lớn nhất thế giới mở đường bay kết nối Mỹ, Châu Âu và Trung Đông tới Đà Nẵng

Thị trường  - 7h
(VNF) - Hãng hàng không lớn nhất thế giới – Emirates sẽ khai thác đường bay kết nối các quốc gia Trung Đông, các thành phố lớn tại châu Âu và Mỹ tới Đà Nẵng, với tần suất 4 chuyến một tuần, bắt đầu từ ngày 2/6.
Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

Cuộc chơi ESG: Cơ hội thuộc về 'cá nhanh' thay vì 'cá lớn'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc thực thi ESG đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Cơ hội thuộc về "cá nhanh" thay vì "cá lớn".

Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo

Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo

(VNF) - Phân bố tiềm năng tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được thể hiện trên nền bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.

Ngân hàng lớn của Mỹ hủy mục tiêu Net Zero vì 'ngoài tầm kiểm soát'

Ngân hàng lớn của Mỹ hủy mục tiêu Net Zero vì 'ngoài tầm kiểm soát'

(VNF) - Wells Fargo - ngân hàng lớn tại Mỹ với tổng tài sản 1.900 tỷ USD, đã thông báo hủy bỏ mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 cho toàn bộ danh mục cho vay của mình.

Ý kiến ( )
Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

Phó Thủ tướng 'lệnh' Hà Nội và TP. HCM thu hồi phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ nát

(VNF) - Hà Nội và TP. HCM được yêu cầu thực hiện lộ trình chuyển đổi xanh trong giao thông công cộng, tổ chức các biện pháp điều tiết phương tiện giao thông hợp lý, thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu, cũ, nát không đủ tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường; nghiên cứu giải pháp về khu vực phát thải thấp tại địa phương, triển khai khi có đủ điều kiện

Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa

Góp 1 triệu cây phủ xanh huyện đảo Trường Sa

(VNF) - Chương trình nhằm tri ân những người lính đảo và đồng bào ta đang ngày đêm bám biển thông qua mục tiêu trồng một triệu cây xanh, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường chính quy, xanh, sạch, đẹp trên đảo Trường Sa

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

Đề xuất công ty chứng khoán làm trung gian trên sàn giao dịch carbon

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất các công ty chứng khoán làm trung gian hỗ trợ giao dịch tín chỉ carbon. Tương tự chứng khoán, các khách hàng, nhà đầu tư sẽ đăng nhập, kết nối qua các công ty này, thay vì trực tiếp tới hệ thống giao dịch.

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế

(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới

(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính

(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.

Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy

Báo động ô nhiễm không khí: Đề xuất sớm kiểm định khí thải xe máy

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc bàn về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm không khí tại các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM - hai đô thị lớn và đang bị ô nhiễm không khí nặng nhất.

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

Nguy cơ tắc dòng chảy tài chính xanh nếu thiếu cơ chế nhất quán

(VNF) - Việt Nam được đánh giá đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, tín dụng xanh và tài chính xanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn vốn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

Doanh thu sản phẩm bao bì dưới 30 tỷ/năm được loại trừ trách nhiệm EPR

(VNF) - Nhóm nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì, bao gồm: nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm; nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán các sản phẩm thuộc nhóm bao bì dưới 30 tỷ đồng/năm;... sẽ được loại trừ trách nhiệm EPR.