Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo

Thành Nhân - Thứ tư, 05/03/2025 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Phân bố tiềm năng tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được thể hiện trên nền bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây đã ban hành Thông tư số 03/2025/TT-BTNMT quy định chi tiết phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư quy định chi tiết phạm vi điều tra cơ bản về tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm phạm vi về: nội dung và mức độ điều tra; không gian điều tra; kết quả điều tra.

Theo quy định tại Thông tư, tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới bao gồm: tài nguyên điện mặt trời, tài nguyên điện gió, điện địa nhiệt; tài nguyên điện sóng biển, điện thủy triều; tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh; tài nguyên điện từ sinh khối; tài nguyên thủy điện.

Theo đó, với tài nguyên điện mặt trời, không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện mặt trời trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; trong đó ưu tiên, tập trung tại các khu vực có cường độ bức xạ mặt trời trên 4,0 kWh/m2/ngày.

Về các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện mặt trời, Thông tư quy định gồm: khu vực đất được sử dụng kết hợp mục đích điện mặt trời theo quy định của pháp luật về đất đai; khu vực đất trống, đất chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội khác; mái nhà, công trình xây dựng có tiềm năng để phát triển điện mặt trời áp mái; khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Đối với tài nguyên điện gió, không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện gió trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; trong đó ưu tiên, tập trung tại các khu vực có tiềm năng gió cao; tập trung ở các khu vực đồng bằng ven biển, vùng đồi núi, cao nguyên, vùng biển ngoài khơi.

Tập trung ưu tiên các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện gió như: khu vực đất trống, đất chưa sử dụng có địa hình bằng phẳng, ít chướng ngại vật, không thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội khác; Khu vực biển có độ sâu, khoảng cách phù hợp để lắp đặt tua-bin gió và truyền tải điện về bờ; khu vực biển chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội khác; khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Với tài nguyên điện địa nhiệt, không gian thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện địa nhiệt trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ưu tiên, tập trung tại các khu vực có tiềm năng năng lượng địa nhiệt, là ranh giới các khối cấu trúc lớn, cấu trúc vòm nâng, đới đứt gãy sâu, vành đai núi lửa; nơi có các biểu hiện địa nhiệt qua các mạch nước nóng các lỗ khoan dầu khí, khoan địa chất, khu vực có nhiệt độ lòng đất cao.

Bên cạnh đó là các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện địa nhiệt như khu vực có không gian, đất, mặt bằng thuận lợi có thể xây dựng nhà máy điện; Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển, có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Đối với tài nguyên điện sóng biển, ưu tiên tập trung các khu vực có sóng biển mạnh, ổn định và thường xuyên; đặc biệt là các khu vực vùng ven bờ miền Trung và Nam Bộ, các khu vực ven đảo và quần đảo có sóng biển lớn.

Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện sóng biển như: Khu vực có độ sâu nước phù hợp để lắp đặt các thiết bị khai thác năng lượng sóng biển; Khu vực gần bờ biển có điều kiện thuận lợi để truyền tải điện về bờ hoặc cung cấp điện cho các khu vực có nhu cầu năng lượng lớn như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển; Khu vực biển chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế xã hội khác.

Việt Nam sẽ điều tra nhiều loại tài nguyên điện năng lượng tái tạo. (Ảnh minh họa)

Đối với điều tra cơ bản tài nguyên điện thủy triều, ưu tiên tập trung các vùng ven biển có biên độ thủy triều lớn; đặc biệt là các vịnh, cửa sông và đầm phá. Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện thủy triều như: Khu vực phù hợp cho việc xây dựng đập thủy triều hoặc lắp đặt tua-bin chìm dưới nước để khai thác năng lượng thủy triều; Khu vực gần bờ biển có điều kiện thuận lợi để truyền tải điện về bờ hoặc cung cấp điện cho các khu vực có nhu cầu năng lượng lớn như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng biển…

Bên cạnh đó, đối với phạm vi điều tra cơ bản tài nguyên điện từ chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, không gian là trên toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, quần đảo của Việt Nam. Ưu tiên, tập trung tại các khu vực gồm: các đô thị lớn; các khu vực nông thôn đông dân cư có mật độ dân số cao, khối lượng phát sinh chất thải lớn (chất thải rắn phát sinh trên 500 tấn/ngày); các khu vực có tiềm năng tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đô thị, chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh; các điểm tập trung bãi rác lớn có khả năng sử dụng làm nguồn nguyên liệu năng lượng; các khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển, có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.

Ngoài ra, với tài nguyên điện từ sinh khối, ưu tiên, tập trung các khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm; khu vực có sản lượng lớn phụ phẩm từ cây trồng; Khu vực có diện tích rừng trồng lớn; khu vực có tiềm năng tận dụng phụ phẩm từ khai thác gỗ và chế biến gỗ; Khu vực có quy mô chăn nuôi lớn; các trại chăn nuôi tập trung bò, lợn, gia cầm có khả năng sản xuất khí sinh học (biogas). Ciệc điều tra cũng ưu tiên các khu vực công nghiệp và đô thị, gồm các khu vực tập trung cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm và các đô thị lớn có lượng chất thải hữu cơ cao.

Đối với tài nguyên thủy điện, thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên thủy điện trên toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam, theo đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc lưu vực sông. Ưu tiên, tập trung trên các sông, suối khu vực trung du, miền núi và có diện tích lưu vực từ 10km2 trở lên; các hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện và các hồ chứa tự nhiên khác.

Năng lượng tái tạo đang trên đà trở thành nguồn sản xuất điện chính trên thế giới, với sự gia tăng mạnh mẽ của các nguồn điện như mặt trời, gió, thủy điện và sinh khối. Theo nhiều dự báo, năng lượng tái tạo có thể cung cấp khoảng một phần ba tổng lượng điện toàn cầu trong tương lai gần, đặc biệt khi các quốc gia đẩy mạnh cam kết giảm phát thải carbon và phát triển bền vững.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió và thủy điện. Các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh trong phát triển năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giảm phát thải carbon.

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

Kinh tế xanh  - 7h
(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.
7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.

EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động

EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

Huy động vốn xanh: Ngân hàng chưa tỏ, doanh nghiệp khó thông

(VNF) - Ngay cả các ngân hàng cũng đang gặp lúng túng khi chưa có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xanh, dẫn đến khó khăn trong việc cấp vốn cho các dự án thân thiện với môi trường.

Ý kiến ( )
60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

60 quốc gia ủng hộ áp thuế carbon toàn cầu với vận tải biển

(VNF) - Tại cuộc họp của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) diễn ra trong tuần này tại London, hơn 60 quốc gia đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất áp dụng thuế carbon toàn cầu đối với ngành vận tải biển. Mục tiêu của sáng kiến này là thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải CO2, hướng tới phát triển ngành vận tải biển xanh và bền vững.

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

Doanh nghiệp loay hoay trước giờ G thí điểm sàn giao dịch carbon

(VNF) - Sàn giao dịch carbon Việt Nam dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 6, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp tiên phong vẫn đang đối mặt với không ít thách thức.

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

Chuyển đổi xanh: Vẫn còn tư duy 'tăng trưởng trước, làm sạch sau'

(VNF) - Dù chuyển đổi xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu của thời đại, nhưng lợi nhuận mỏng và năng lực hạn chế khiến không ít hợp tác xã vẫn loay hoay trong lối mòn “đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

Trồng 1 triệu ha lúa phát thải thấp, không chỉ để bán tín chỉ carbon

(VNF) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, một số địa phương quá chú trọng vào mục tiêu hình thành và trao đổi tín chỉ carbon, chưa tập trung vào mục tiêu chính là chuyển đổi sản xuất bền vững.

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

Đề xuất nâng tỷ lệ bán điện mặt trời mái nhà lên trên 20% tổng công suất

(VNF) - Theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao, buộc phải huy động các nguồn chi phí cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của toàn ngành điện.

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

Envision Energy: 'Ông lớn' năng lượng đổ tỷ USD làm điện gió ở Việt Nam

(VNF) - Envision Energy Singapore mới đây đã đề xuất phát triển 2 nhà máy điện gió với tổng công suất 200 MW tại huyện Đức Trọng - Lâm Đồng. Đây là bước đi tiếp theo trong hành trình điện gió tỷ USD của tập đoàn năng lượng Singapore này ở Việt Nam.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn mơ hồ về khái niệm ESG

(VNF) - Các doanh nghiệp chú trọng ESG sẽ có khả năng thành công dài hạn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, vẫn còn mơ hồ về khái niệm và thực hành ESG.

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

Trái Đất nóng lên 4 độ C, thu nhập của người dân 'bốc hơi' 40%

(VNF) - Ở kịch bản thảm họa nhất – khi Trái Đất nóng lên 4 độ C – thu nhập bình quân đầu người có thể sụt giảm tới 40%, The Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất cho hay.

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

Trung Quốc tiến lên khi Mỹ thoái lui: Xu thế xanh tại Việt Nam bị đảo ngược?

(VNF) - Việc Mỹ thoái lui, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên trong lĩnh vực tài chính xanh có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quá trình huy động vốn xanh tại các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.