Chiến dịch 'đả hổ, diệt ruồi' của Chủ tịch Tập Cận Bình: Điểm tên tỷ phú 'mất tích' khi vướng vòng lao lý

Khánh Tú - 14/10/2023 08:40 (GMT+7)

(VNF) - Từng là những doanh nhân, tỷ phú giàu có bậc nhất Trung Quốc nhưng những người dưới đây lại đều “ngã ngựa” và rơi vào cảnh tù tội do vướng vào vòng lao lý.

VNF
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mạnh tay chống tham nhũng kể từ khi lên cầm quyền.

Ngay sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chiến dịch chống tham nhũng, hay còn được biết đến với cái tên chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”. Với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử, chiến dịch chống tham những của Trung Quốc thể hiện rõ quyết tâm “thà xử lý vài ngàn người vi phạm chứ không để 1,4 tỷ người chịu thất bại”.

Sau nhiều năm thực hiện, chiến dịch này đã quét sạch hàng triệu vụ tham nhũng và thanh lọc nhiều quan chức, doanh nhân. Trong số đó, có nhiều doanh nhân, tỷ phú từng sở hữu khối tài sản khổng lồ cũng bị “sa lưới”.

Triệu Vệ Quốc, Chủ tịch Thanh Hoa Unigroup

Vào tháng 3 năm nay, Cơ quan Chống tham nhũng Trung Quốc thông báo đang tiến hành cuộc điều tra nhằm vào Chủ tịch Thanh Hoa Unigroup Triệu Vệ Quốc. Thông báo này được đưa ra sau khi ông Triệu Vệ Quốc được cho là đã mất tích 8 tháng trước đó.

Thanh Hoa Unigroup được thành lập vào năm 1988, thuộc sở hữu của Tập đoàn Thanh Hoa (Đại học Thanh Hoa) và từng là nhà thiết kế chip điện thoại di động thương mại lớn thứ 3 thế giới. Tập đoàn này được xem là “nhân tố vàng” trong tham vọng 100 tỷ USD của Trung Quốc – tham vọng sản xuất chip và giảm phụ thuộc vào các nước phương Tây trong lĩnh vực bán dẫn.

Thế nhưng sau khi ông Triệu Vệ Quốc bị điều tra, tập đoàn này đã rơi vào cảnh vỡ nợ và hiện thuộc sở hữu của Zhiguangxin Holding sau khi tái cơ cấu.

Theo Cơ quan Chống tham nhũng Trung Quốc, Chủ tịch Triệu Vệ Quốc đã tham nhũng, thu lợi bất hợp pháp cho người thân và bạn bè, bội tín, gây tổn hại đến lợi ích của các công ty niêm yết. Dưới thời Triệu Vệ Quốc, Tập đoàn Thanh Hoa Unigroup chìm trong nợ nần khi chi hàng tỷ USD cho các thương vụ không sinh lời và không liên quan đến bán dẫn như bất động sản hay cờ bạc trực tuyến.

Tiêu Kiến Hoa, CEO Tomorrow Holdings

Tomorrow Holdings từng là một trong những công ty tài chính có tốc độ bành trướng quá nhanh tại Trung Quốc. Hoạt động chính của tập đoàn này là thực hiện các giao dịch cho người giàu và quyền lực nhưng thích ẩn danh. Hàng loạt tập đoàn lớn của Trung Quốc, bao gồm đại gia bảo hiểm Ping An, ngân hàng Harbin Bank, Industrial Bank,… đã rót vốn vào Tomorrow.

Tuy nhiên, đến năm 2017, CEO của Tomorrow Holdings bất ngờ biến mất một cách đầy bí ẩn. Đến năm 2022, ông bị đưa ra xét xử, cộng đồng mới biết rằng ông đã bị điều tra trong 5 năm. Cuối cùng, Tiêu Kiến Hoa bị kết án 13 năm tù với loạt tội danh gian lận tài chính, thu tiền bất hợp pháp, sử dụng trái phép tiền và hối lộ, sử dụng tài sản ủy thác vi phạm tín nhiệm cùng nhiều tội danh khác.

Nhà tài phiệt này còn bị phạt 6,5 triệu NDT trong khi Tập đoàn Tomorrow của ông bị phạt 55,03 tỷ NDT (tương đương 8,1 tỷ USD).

Ngô Tiểu Huy, Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm Anbang

Vào năm 2018, tỷ phú Ngô Tiểu Huy, Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm Anbang đã bị kết án 18 năm tù giam với tội danh lừa đảo và tham ô, bòn rút hàng chục tỷ USD của tập đoàn để chuyển sang các công ty con do ông kiểm soát hoặc trả nợ hay chi xài cá nhân.

Trước đó 1 năm, ông đã “biến mất” và bị điều tra trong bối cảnh chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện chiến dịch trấn áp rủi ro tài chính.

Ngô Tiểu Huy là cháu rể của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, thuộc dạng “tỷ phú đỏ” làm giàu nhờ những mối quan hệ thân cận với các lãnh đạo trong chính quyền Trung Quốc. Việc một “tỷ phú đỏ” như Ngô Tiểu Huy bị đưa vào chốn lao tù đã cho thấy quyết tâm chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Diệp Giản Minh, Chủ tịch Tập đoàn CEFC China Energy

Đích thân Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh bắt tỷ phú Diệp Giản Minh, người từng được ví là ngôi sao trong giới doanh nhân Trung Quốc vào năm 2018. Trước đó, vị tỷ phú này đã âm thầm biến mất và bị bắt từ năm 2017 nhưng mãi đến năm 2018, thông tin về vụ việc này mới được tiết lộ.

Tập đoàn CEFC China Energy từng tự nhận là tập đoàn dầu khí tư nhân lớn nhất Trung Quốc với 50.000 nhân viên và doanh thu lên tới hơn 40 tỷ USD. Sự bứt phá thần tốc của Tập đoàn CEFC China Energy đã khiến giới chức nước này đặt ra nhiều nghi vấn và tỷ phú Diệp Giản Minh phải đối mặt với nhiều tội danh liên quan đến tội kinh tế.

Chủ tịch CEFC Diệp Giản Minh từng xếp trên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron 2 bậc trong danh sách 40 người dưới 40 tuổi có ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí Fortune vào năm 2016.

Cùng chuyên mục
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.