'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trên đường phố, người dân đã quen với hình ảnh LiveBank 24/7 – những phòng giao dịch tự động hoàn toàn, không có nhân viên giao dịch như mô hình truyền thống của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Tại đây, hầu hết giao dịch truyền thống của ngân hàng, từ chuyển tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, mở tài khoản thanh toán… và cả làm thẻ ATM đều được thực hiện tự động qua hệ thống công nghệ dưới sự trợ giúp của giao dịch viên online. Hiện đã có hơn 500 điểm LiveBank 24/7 trên được thiết lập.
Mới đây, TPBank có thêm ứng dụng chuyển tiền bằng giọng nói Voice pay. Bằng ứng dụng AI, công nghệ máy học - machine learning, công nghệ sinh trắc học… chỉ cần ra lệnh bằng lời, khách hàng mất chưa tới 30 giây cho một giao dịch chuyển tiền.
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cũng đã thiết lập phòng giao dịch thông minh đầu tiên vào tháng 10/2021. Tại đây, khách hàng được trải nghiệm dịch vụ với 100% thủ tục được số hóa như nhận diện khách hàng bằng Camera AI, tự động xếp hàng chờ giao dịch với Smart Queue và đăng ký dịch vụ hoàn toàn bằng Smart Form - không cần điền bất cứ thủ tục giấy tờ nào, giúp phục vụ khách hàng nhanh hơn và tiết kiệm được thời gian so với thông thường 20 - 25 phút so với quy trình hiện hành.
Nếu mở tiết kiệm trực truyển, mở LienViet24h và đăng ký phát hành thẻ ghi nợ nội địa qua Smartform, GDV hỗ trợ chỉ cần thao tác trên một màn hình và phần lớn khâu nhập liệu đã được tự động. Khách hàng kiểm tra, xác nhận trên màn hình Dual Screen thông qua OTP hoặc xác thực khuôn mặt (Face ID) đảm bảo được sự chính xác và an toàn.
Thực tế, phòng giao dịch tự động chỉ là một phần nhỏ trong hệ sinh thái số mà các ngân hàng đang phát triển và đằng sau những dịch vụ số hoá mà khách hàng được trải nghiệm là cả một nền tảng công nghệ số đươc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Tại “Ngày chuyển đổi số ngân hàng” mới đây, ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank, cho biết hệ sinh thái số của TPBank phải kể đến các ứng dụng TPBank Mobile và TPBank Biz cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Hiện TPBank đã kết nối thành công với hơn 50 đối tác, cung cấp hơn 2.000 dịch vụ thanh toán cho một loạt lĩnh vực: tài chính bảo hiểm, giải trí du lịch, y tế, giáo dục, dịch vụ công, giao thông: nạp tiền thu phí đường bộ không dừng miễn phí, cước container, bất động sản…
Với Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), từ năm 2021, ngân hàng này đã tích hợp tất cả các giao dịch ngân hàng và quản lý tài chính trên App MBBank - cho khách hàng cá nhân và BIZ MBBank - cho khách hàng doanh nghiệp. Cùng với đó là mô hình giao dịch ngân hàng tự động MB SmartBank. Tại thời điểm đó, app của MB đã trở thành hiện tượng khi có hàng triệu người dùng tải về. Giao dịch trên kênh số của MB đột biến. Đến cuối 2021, giao dịch trên kênh số của MB chiếm đến 94% số lượng giao dịch.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng gây chú ý với Robot OPBA được tích hợp công nghệ AI tiên tiến có khả năng tư vấn các sản phẩm, dịch vụ và hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục khi khách hàng đến giao dịch.
Lãnh đạo TPBank cho biết, ngân hàng liên tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới như AI, ML, Big Data, Blockchain, RPA vào và phát triển hệ sinh thái số. Điều này không chỉ giúp phục vụ khách hàng tốt hơn mà chính ngân hàng cũng hưởng lợi khi hiệu quả tăng lên.
Đơn cử, công nghệ RPA giúp tự động hóa bộ máy vận hành vốn rất cồng kềnh của một ngân hàng truyền thống, đẩy nhanh được thời gian phục vụ khách hàng và tiết kiệm được các nguồn lực. Số lượng khách hàng mới qua kênh số tăng trưởng 50% - 60% hàng năm, đóng góp hơn 60% số lượng khách hàng mới của toàn ngân hàng. Số lượng giao dịch qua kênh số chiếm đến 95% tổng số lượng giao dịch của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 150%.
Với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), người dùng ứng dụng VPBank NEO tăng 63% so với cùng kỳ, giao dịch qua nền tảng số cũng tăng kỷ lục tới gần 80%. Thông qua số hóa, toàn bộ chu trình cho vay có tài sản đảm bảo đối với cho vay mua nhà, ô tô và vay tiêu dùng, từ khâu xử lý thông tin, định giá tới giải ngân, tỷ lệ giải ngân của phân khúc cho vay thế chấp trực tuyến đạt tới con số 85%.
Để có được sự đột phá này, từ năm 5 trước, trong quá trình tái cơ cấu, TPBank đã xác định chuyển đổi số là một trụ cột chính. Lãnh đạo ngân hàng này tiết lộ, con số đầu tư cho phát triển ngân hàng số đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, ngân hàng đã đầu tư lên tới 300 triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin. Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2021-2025), ngân hàng sẽ dành tiếp 500 triệu USD đầu tư. Ở thời điểm hiện tại, 15% nguồn nhân lực của ngân hàng đang phụ trách các công việc liên quan đến công nghệ, dữ liệu và sẽ tăng tỷ lệ này lên 20% - 25% trong tương lai.
Trong khi đó, ở MB, hiện đã có đội ngũ nhân sự và chuyên gia công nghệ hàng nghìn người, chiếm hơn 10% tổng nhân sự toàn ngân hàng. MB xác định đến năm 2024, nhân sự công nghệ sẽ chiếm tới 25%.
Đến nay, các ngân hàng đều xác định chuyển đổi số là lựa chọn để tồn tại, bắt kịp xu hướng và tạo lợi thế cạnh tranh. Dù là chiến lược dài hạn nhưng theo các chuyên gia, ngay từ khi bắt tay vào triển khai, từng dịch vụ ngân hàng số phải được phân tích đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Các kết quả đều phải được đo lường định lượng để xác định hiệu quả. Có những ứng dụng có thể áp dụng ngay nhưng cũng có những ứng dụng phát triển phải kéo dài hàng năm, phải kiên trì theo đuổi và thực hiện cho bằng được những dịch vụ của ngân hàng số nào mang tính cốt lõi và toàn diện. Và có vẻ cách đi này đã mang lại hiệu quả tức thì.
Ở TPBank, trong giai đoạn 2012-2019, dù duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 42% nhưng nhân sự chỉ tăng dưới 5%. Năng suất lao động bình quân của một nhân viên đã tăng gấp 5 lần so với năm 2016. VPBank cho biết, chỉ số tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2022 chỉ còn 20,6% thuộc dạng thấp nhất thị trường.
VIB cũng cho biết, hết 6 tháng năm 2022, CIR của ngân hàng giảm về mức 34%. Cũng có kết quả CIR giảm ấn tượng, SeABank thông tin, kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, CIR ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021.
Theo Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu 70% vào năm 2025. Nhiều tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả nhờ tích cực chuyển đổi số khi giảm tỷ lệ CIR xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới. CIR càng giảm chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động khá hiệu quả,
Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra, trên 54% số ngân hàng dự báo CIR năm 2022 sẽ cải thiện so với năm 2021.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.