Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trao đổi về chuyển đổi số của các ngân hàng, ông Phạm Quang Minh – Tổng giám đốc Mambu Việt Nam (đơn vị thuộc Mambu -Đức là công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, cung cấp các giải pháp công nghệ cho các ngân hàng trên toàn cầu) cho rằng, hướng đi chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay là phát triển kênh số cùng với xây dựng nền tảng banking tích hợp hệ sinh thái nhằm giúp người dùng thuận tiện hơn trong các hoạt động hàng ngày hay phong cách sống.
Với mô hình này, các NH đã xóa đi khoảng cách vật lý và thời gian, các dịch vụ sẵn sàng mọi lúc mọi nơi cho phép khách hàng có thể mở tài khoản, thẻ và thực hiện các giao dịch trực tuyến thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như tài chính toàn diện.
Lợi ích lớn nhất mà khách hàng nhận được là sự thuận tiện và các dịch vụ hoàn toàn miễn phí được tạo ra bởi sự cạnh tranh mạnh giữa các định vị số của các NH. Một số NH tiên phong sử dụng công nghệ số trong lĩnh vực tín dụng cho phép phép khách hàng có thể tiếp cận đăng ký, sử dụng các dịch vụ tín dụng nhanh chóng như các sản phẩm thẻ tín dụng, các khoản vay tín chấp hạn mức thấp mà không cần phải chứng minh thu nhập hay tài sản đảm bảo.
Tuy nhiên, có một thực tế các ngân hàng đang chạy đua nâng cấp dịch vụ, phát triển các ứng dụng hơn là đầu tư lớn cho nền tảng dữ liệu, công nghệ… Trước lo ngại này, này lời khuyên từ chuyên gia Mambu là các ngân hàng cần cân nhắc chiến lược chuyển đổi số toàn diện từ ngoài vào trong, từ front-end tới back-end.
“Việc triển khai không đồng bộ sẽ dẫn tới chuyển đổi số thất bại hoặc chi phí tăng cao. Việc đầu tư trọng tâm vào các kênh số chỉ cải thiện một số chỉ tiêu nhưng sẽ không đặt được các mục tiêu lớn của chuyển đổi số”, ông Minh nhấn mạnh.
Để đảm bảo cung cấp trải nghiệm xuyên suốt hành trình khách hàng đặc biệt tạo ra sự khác biệt trong khâu giao dịch và hỗ trợ khách hàng, NH cần đầu tư chuyển đổi cả hệ thống lõi lẫn nền tảng dữ liệu lớn với các công nghệ phân tích, trí tuệ nhân tạo từ đó tạo ra sự khác biệt về cả trải nghiệm khách hàng lẫn sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó với nền tảng công nghệ lõi open API sẽ cho phép ngân hàng kết nối nhanh chóng với bên thứ ba để mở rộng hệ sinh thái và triển khai các mô hình kinh doanh mới.
Theo ông Minh, thời gian tới, xu hướng đầu tư cho đầu tư cho chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số ở Việt Nam sẽ có những hướng chính:
1. Bắt đầu và tiếp tục quá trình chuyển đổi hạ tầng lên nền tảng điện toán đám mây giúp NH lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn, truy cập và quản lý dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn ở bất kỳ đâu.
2. Nhắm tới lợi ích thấy ngay: ví dụ như tập trung vào việc sở hữu khách hàng mới và duy trì khách hàng thông qua ứng dụng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
3. Đầu tư nhiều hơn vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo cùng với chiến lược dữ liệu sẽ tạo ra sự khác biệt, thấu hiểu khách hàng để cung cấp các trải nghiệm cá thể hoá thời gian thực.
4. Cải tiến quy trình nội bộ: số hoá quy trình, loại bỏ các khâu trong quy trình với giấy tờ và tham gia của con người để nâng cao hiệu quả, tuân thủ cũng như tạo ra những dữ liệu mới phục vụ mô hình sáng tạo đổi mới liên tục
5. Phát triển kỹ năng và nhân lực số để tận dụng sức mạnh của CNS tạo ra hiệu quả trong vận hành để đạt được các mục tiêu về kinh doanh và tài chính.
Ông Minh cũng lưu ý về những rào cản trong chuyển đổi số và phát triển ngân hàng số ở Việt Nam.
Trước hết là tâm lý ngại thay đổi của cả hệ thống, lãnh đạo NHS đối mặt thách thức từ những lãnh đạo khác, các giám đốc khối tới nhân viên. Những lãnh đạo khác thường có các ưu tiên khác nhau với mô hình kinh doanh truyền thống và không thấy sự cấp thiết của chuyển đổi số.
Thứ hai là công nghệ truyền thống, bộ phận kinh doanh và nghiệp vụ quá phụ thuộc vào công nghệ truyền thống. Tiếp cận với công nghệ số, đòi hỏi sự tham gia của cả bộ phận nghiệp vụ lẫn công nghệ đòi hỏi những kỹ năng mới, mô hình triển khai agile và thay đổi cả mô hình vận hành áp dụng cho nền tảng kiến trúc công nghệ mới bao gồm front- end và corebanking.
Ông Minh nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề chiến lược, không chỉ đơn thuần là một sáng kiến hay dự án. Chiến lược số đồng nghĩa là chiến lược kinh doanh cần được phát triển dựa trên năng lực và thế mạnh sẵn có, triển khai xuyên suốt theo chiều ngang của tổ chức đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các khối, bộ phận với mức độ ưu tiên cao đồng nhất và được kiểm soát bới KPI với những mục tiêu rõ ràng cho cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Bên cạnh đó, do nhu cầu phải đáp ứng kỳ vọng khách hàng nhanh chóng hay triển khai mô hình kinh doanh mới đòi hỏi tốc độ, triển khai và vận hành dễ với chi phí thấp mà mô hình vận hành và công nghệ truyền thống không đáp ứng kịp, các NH cần thích nghi với việc xây dựng và vận hành 2 mô hình vận hành công nghệ.
Công nghệ số với hoàn toàn phù hợp với nhu cầu nói trên đòi hỏi ngân hàng tiến hành đầu tư áp dụng các công nghệ mới với phương pháp tiếp cận “Test& Learn” tạo ra một nền tảng kiến trúc công nghệ số, bên cạnh việc mang lại kết quả nhanh chóng thì về lâu dài NH sẽ bắt đầu chuyển đổi dần dữ liệu, khách hàng và sản phẩm sang nền tảng mới.
Có hai cách tiếp cận chuyển đổi: “Kiến trúc hỗn hợp - shared legacy" và “kiến trúc mới - greenfield” nhưng sẽ phải bắt đầu chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng lõi - Corebanking.
Hiện nay, các ngân hàng Việt cũng đang gặp khó giữa đầu tư rất lớn và hiệu quả trước mắt trong chuyển đổi số mà không phải ngân hàng nào cũng có thể đầu tư mạnh.
Ông Minh cho rằng cần tiếp cận chuyển đối số theo từng mục tiêu chiến lược cụ thể như tăng trưởng khách hàng hay tăng trưởng tín dụng. NH sẽ thiết kế mô hình kinh doanh và các trường hợp sử dụng “use case” cụ thể từ đó thiết kế hành trình khách hàng và định vị. Kiến trúc công nghệ mới sẽ được thiết kế với các nguyên tắc căn bản: triển khai nhanh, dễ sử dụng và đổi mới, chi phí thấp. Việc triển khai các use case mới sẽ chỉ tốn thời gian tính theo tuần và chi phí thấp tối thiểu vài lần so với công nghệ truyền thống. Khi đó NH sẽ đánh giá được tính hiệu quả, rủi ro thấp trước khi tiếp tục đầu tư tiếp cho những use case tiếp theo hoặc bắt đầu quá trình chuyển đổi “migration"” từ hệ thống cũ.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.