Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm

Mạnh Bôn - 04/05/2017 09:25 (GMT+7)

Ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nêu quan điểm xung quanh vấn đề bảo lãnh chính phủ, trong bối cảnh nợ công đang áp trần.

Ông Hoàng Hải nói:

"Nợ công nói chung, nợ bảo lãnh chính phủ (BLCP) nói riêng là nguồn vốn cần thiết và rất quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất… Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn cho đầu tư phát triển đã góp phần đưa rất nhiều công trình, dự án hoàn thành, phát huy hiệu quả, bởi nếu không BLCP, doanh nghiệp rất khó tiếp cận được với nguồn vốn này, cho dù dự án đầu tư được đánh giá là có hiệu quả.

Tuy nhiên, trước áp lực nợ công tăng nhanh và đã áp sát trần, Chính phủ đã có lộ trình hạn chế nợ công, trong đó, đối với khoản vay BLCP được quản lý theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh, kiểm soát việc trả nợ đối với khoản vay được bảo lãnh…

Thực hiện chỉ đạo này, năm 2016, Bộ Tài chính không cấp một khoản bảo lãnh vay trong nước nào, chỉ cấp bảo lãnh cho dự án truyền tải điện vay nước ngoài trị giá 170 triệu USD, nên mức rút vốn ròng các khoản vay nước ngoài năm 2016 chỉ bằng khoảng 20% so với hạn mức dự kiến. Vì vậy, nợ BLCP/GDP đã giảm xuống chỉ còn tương đương 10,2% GDP tính đến cuối năm 2016.

Từ kết quả này, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ theo hướng tiếp tục siết chặt cấp BLCP".

- Siết chặt theo hướng nào, thưa ông?

Ông Hoàng Hải: Nâng phí bảo lãnh tối thiểu; quy định chặt chẽ quy trình, thủ tục thẩm định cấp bảo lãnh, thế chấp tài sản và quản lý rủi ro; nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong toàn bộ quá trình cấp và quản lý BLCP; tăng trách nhiệm đối với ngân hàng phục vụ… Đặc biệt, kể từ tháng 3/2017, mức BLCP giảm từ 80% tổng mức đầu tư xuống còn không vượt quá 70% đối với dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư; không quá 60% đối với dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và tối đa 50% đối với các dự án còn lại.

Đây là yêu cầu rất quan trọng, bởi một trong những yêu cầu tiên quyết để đảm bảo cam kết của chủ dự án khi được bảo lãnh là phải chứng minh được năng lực tài chính. Năng lực tài chính thể hiện không gì rõ bằng việc chủ dự án chứng minh được khả năng đóng góp về tài chính, nếu không bảo đảm được số vốn tối thiểu 30%, 40%, 50% tổng mức đầu tư dứt khoát không được cấp bảo lãnh.

- Ngoài điều kiện phải đáp ứng vốn tối thiểu tham gia vào dự án, muốn được bảo lãnh, chủ dự án phải trả phí tối thiểu lên tới 2%/năm. Ông có nghĩ rằng, những điều kiện này quá ngặt nghèo?

Trước kia Việt Nam trong giai đoạn chậm phát triển, cần nguồn vốn đầu tư rất lớn để ra khỏi danh sách chậm phát triển, nên các điều kiện BLCP được nới lỏng với mục đích hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn chi phí thấp, thời gian vay dài. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, đến giữa năm nay không còn cơ hội tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ của Ngân hàng Thế giới và đến hết năm 2018, nguồn vốn giá rẻ của Ngân hàng Phát triển châu Á dành cho Việt Nam cũng chấp dứt.

Vì thế, quan điểm tiếp cận nợ công phải có sự thay đổi, doanh nghiệp thay vì dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, muốn được BLCP buộc phải đáp ứng nhiều điều kiện, trong đó có vấn đề tài chính. Các ngân hàng cũng không thể tiếp tục dựa vào sự bảo lãnh vô điều kiện của Chính phủ, mà buộc phải có trách nhiệm hơn đối với khoản vay của doanh nghiệp nếu muốn trở thành ngân hàng phục vụ.

- Với những điều kiện ngặt nghèo này thì doanh nghiệp tự đi vay sẽ chủ động hơn bảo lãnh?

Quan điểm của Chính phủ là khuyến khích doanh nghiệp tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khoản vay của mình. Theo tôi được biết, EVN đang tiếp cận với các ngân hàng trong và ngoài nước vay vốn để đầu tư dự án mà trước kia trông chờ vào sự bảo lãnh của Chính phủ.

Mục đích của việc đưa ra những điều kiện khắt khe này nhằm duy trì tỷ trọng nợ Chính phủ bảo lãnh trong cơ cấu nợ công tối đa 12% và giảm xuống còn 10% vào năm 2020.

Tôi cũng xin nói thêm rằng, không phải dự án nào đáp ứng điều kiện cũng được bảo lãnh, mà Bộ Tài chính chỉ xem xét cấp bảo lãnh đối với dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án ứng dụng công nghệ cao; dự án trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội; dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.

- Đối tượng được cấp bảo lãnh tương đối rộng. Vậy ông giải thích thế nào khi mà hầu như chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới được cấp BLCP?

Trong danh mục BLCP hiện nay thì PVN, EVN, Vinacomin… được cấp nhiều nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất, vì các doanh nghiệp này bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị. Vì thế, Bộ Tài chính có trách nhiệm hỗ trợ các doanh nghiệp này thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc phải bảo đảm an toàn tài chính.

Nói như thế không phải chúng tôi không bảo lãnh cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn. Thực tế, Bộ Tài chính đã bảo lãnh cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện Dự án Nhiệt điện Thăng Long trị giá khoảng 1 tỷ USD, một số dự án nhiệt điện ở Thanh Hóa, một số dự án thủy điện quy mô vừa ở các tỉnh Tây Bắc.

Về nguyên tắc, BLCP không phân biệt thành phần kinh tế. Tuy nhiên, bảo lãnh là công cụ hỗ trợ phát triển của Chính phủ, chứ không phải thương mại thuần túy, bởi nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước, như tôi nói, bên cạnh sản xuất, kinh doanh bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, còn phải thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu của Chính phủ nên được BLCP nhiều hơn thành phần kinh tế khác cũng là hợp lý.

Theo Theo Infomoney
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Na Uy phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, lật đổ thống trị của Trung Quốc?

Na Uy phát hiện mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu, lật đổ thống trị của Trung Quốc?

(VNF) - Việc một công ty khai thác phát hiện ra trữ lượng đất hiếm (REE) lớn nhất châu Âu có thể làm mất đi vị thế thống trị của Trung Quốc đối với các vật liệu được sử dụng để chế tạo một loạt các thành phần công nghệ và quân sự quan trọng, theo Newsweek.

Hiện trạng cảng cá 280 tỷ đồng lớn nhất ở Hà Tĩnh

Hiện trạng cảng cá 280 tỷ đồng lớn nhất ở Hà Tĩnh

(VNF) - Dự án cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng với quy mô rộng khoảng 5ha. Thời điểm này, các nhà thầu đang tranh thủ thời gian, gấp rút thi công, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ.

4 đội bóng tranh vé chung kết giải VietnamFinance Open lần III

4 đội bóng tranh vé chung kết giải VietnamFinance Open lần III

(VNF) - Tâm Sen FC, Giza FC, SHB FC và Tiếp thị & Gia đình sẽ là 4 đội bóng cạnh tranh tấm vé vào chơi trận chung kết của giải bóng đá VietnamFinance Open lần III.

Vay vốn mua NƠXH: Lãi suất giảm sâu hơn, thời hạn dài hơn

Vay vốn mua NƠXH: Lãi suất giảm sâu hơn, thời hạn dài hơn

(VNF) - Tin vui với người mua nhà ở xã hội là Bộ Xây dựng mới đề xuất NHNN nghiên cứu gói vay ưu đãi mới với lãi suất ưu đãi, thời hạn vay lâu hơn. Các ngân hàng cũng đang xem xét để giảm thêm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội.

Phú Thọ xây khu đô thị, sân golf quanh đầm Ao Châu rộng gần 500ha

Phú Thọ xây khu đô thị, sân golf quanh đầm Ao Châu rộng gần 500ha

(VNF) - Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ đô thị, văn hóa - thể thao và sân golf Ao Châu, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, vừa được Phú Thọ phê duyệt.

Cựu CEO Evergrande 'mất tích', bất ngờ rao bán biệt thự ở Hồng Kông

Cựu CEO Evergrande 'mất tích', bất ngờ rao bán biệt thự ở Hồng Kông

(VNF) - Ông Xia Haijun, cựu Giám đốc điều hành của China Evergrande - tập đoàn bất động sản được mệnh danh là "bom nợ" Trung Quốc, đã bán căn biệt thự của mình ở Hong Kong với mức giá 74 triệu HKD (9,48 triệu USD), lỗ một nửa so với thời điểm mua.

Quảng Nam gỡ khó cho loạt dự án 'lùm xùm' của Bách Đạt An

Quảng Nam gỡ khó cho loạt dự án 'lùm xùm' của Bách Đạt An

(VNF) - Liên quan đến vụ việc của Công ty cổ phần Bách Đạt An bị nhiều người dân, khách hàng khiếu naị, để gỡ khó cho DN, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (Sở KH&ĐT) đã đề ra loạt phương án xử lý cho từng dự án.

 DN kín tiếng đổ hơn 3.000 tỷ làm khu công nghiệp ở Hưng Yên

DN kín tiếng đổ hơn 3.000 tỷ làm khu công nghiệp ở Hưng Yên

(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Ân Thi sẽ đầu tư Dự án Khu công nghiệp Thổ Hoàng tại Ân Thi - Hưng Yên.

Chung ưu mini dưới 7 tầng yêu cầu có thiết kế PCCC

Chung ưu mini dưới 7 tầng yêu cầu có thiết kế PCCC

(VNF) - Ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, sắp tới chung cư mini dưới 7 tầng sẽ có yêu cầu chung về thiết kế, trong đó có thiết kế về phòng cháy, chữa cháy.

Nghịch lý EURO 2024: Người Đức thờ ơ, dân Singapore 'không cần ngủ'

Nghịch lý EURO 2024: Người Đức thờ ơ, dân Singapore 'không cần ngủ'

(VNF) - EURO 2024 là giải đấu kéo dài hơn 1 tháng với 24 đội thi, 51 trận đấu tại 10 thành phố trên khắp nước Đức. Đáng ngạc nhiên, không phải tất cả người Đức đều trông mong sự kiện đặc biệt này.