Cho vay mua ô tô rủi ro lớn, ngân hàng đẩy lãi suất lên cao

Minh Dũng - 18/10/2024 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhiều người cho rằng lãi suất cho vay mua ô tô hiện vẫn cao. Còn các ngân hàng cho biết cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro lớn nên lãi suất thường cao.

Lãi suất cao, khách vay gặp áp lực

Lãi suất cho vay mua xe ô tô neo ở mức cao khiến nhiều người vay vốn gặp áp lực lớn.

Một khách hàng vay tiền mua ô tô tại một ngân hàng thương mại cổ phần vừa chia sẻ câu chuyện của mình trên diễn đàn về phương tiện giao thông.

Theo đó, tháng 8/2023, anh vay 400 triệu đồng tại một ngân hàng để mua ô tô với thời hạn vay là 7 năm. Đến tháng 9/2024, dư nợ còn 342,856 triệu đồng, lãi suất lên tới 15%/năm. Với mức lãi suất này, trong kỳ trả nợ ngày 25/9, anh phải trả 8,988 triệu đồng, trong đó số tiền gốc 4,762 triệu đồng, số tiền lãi 4,226 triệu đồng.

Câu chuyện trên thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng. Những người đang vay ngân hàng mua ô tô cũng có những chia sẻ tương tự. Nhiều người cho biết đang phải vay ngân hàng với lãi suất tương đương.

Hiện nay, lãi suất cho vay mua ô tô của các ngân hàng thường dao động từ 5,8-15%/năm.

Khách hàng có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc những thứ có giá mang thế chấp được hưởng lãi suất thấp, khoảng 5,8-8%.

Còn khi khách hàng dùng chính chiếc ô tô mình mua để thế chấp thì phải chịu lãi suất cao hơn. Bởi khi sử dụng chiếc xe đó hàng ngày, dẫn đến hao mòn, hư hại hoặc gặp rủi ro, làm giảm giá trị. Hiện lãi suất cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính chiếc xe tại các ngân hàng dao động từ 12-15%/năm.

Một số hãng xe có chính sách hỗ trợ lãi suất năm đầu thì khách hàng vẫn phải chịu 8%/năm, sang năm thứ 2 lãi suất sẽ tăng lên 12-15% và khách hàng phải chi trả hoàn toàn.

Không ít khách hàng cho biết, họ cảm thấy sai lầm khi vay tiền ngân hàng mua ô tô. Không chỉ phải trả lãi ngân hàng cao, họ còn chịu chi phí “nuôi” xe hàng tháng khá lớn.

Anh Bắc (nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho biết, năm 2021, anh tích góp được số 400 triệu đồng và vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng, thời hạn 3 năm, để mua một chiếc xe mới, để thuận tiện cho việc đi lại và về quê.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng anh khoảng 30 triệu/tháng. Anh dự định khoảng 3 năm sẽ trả hết tiền vay ngân hàng. Nhưng từ khi mua xe ô tô, anh mới thấy phát sinh nhiều chi phí mà trước đó không tính được.

Với số tiền vay ngân hàng 200 triệu đồng, lãi suất cố định 8,6%/năm kéo dài 3 năm, hàng tháng, anh Bắc phải trả khoảng 4,5 triệu đồng cả gốc lẫn lãi.

Ngoài ra, hàng năm, anh còn phải đóng các khoản chi phí sử dụng xe ô tô như: phí đường bộ, bảo hiểm, phí đăng kiểm. Thêm vào đó là những chi phí khác như tiền gửi xe hàng tháng, tiền xăng xe, các loại phí cầu đường, chi phí bảo dưỡng, thay dầu và sửa chữa… Các khoản này tiết kiệm nhất cũng tốn hơn 5 triệu đồng/tháng. Như vậy, tổng chi phí mỗi tháng cho chiếc xe khoảng 10 triệu đồng, chiếm tới 1/3 thu nhập.

Giờ chi phí sinh hoạt ngày một tăng cao nên dù hết sức tiết kiệm nhưng gia đình anh thường xuyên bị thâm hụt tài chính. Anh ước đã không vay tiền mua xe để không bị áp lực như bây giờ.

Nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho vay mua ô tô chỉ từ 5,8-9,5%. Nhưng mức lãi suất này chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 3-6 tháng. Sau thời gian này, lãi suất sẽ được điều chỉnh lại, có thể bằng mức lãi suất huy động hoặc sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi.

Do đó, theo giới chuyên gia, trước khi ký kết các hợp đồng vay vốn, người vay cần có sự tính toán kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng để tránh rơi vào trạng bị động trước số tiền phải trả hàng tháng vượt quá khả năng chi trả của mình.

Lý do lãi suất vay mua ô tô thường cao

Gần đây, các ngân hàng công bố nhiều chính sách giảm, miễn lãi suất cho vay. Nhưng nhiều khách hàng cho rằng, lãi suất cho vay hiện vẫn cao, nhất là khoản cho vay mua ô tô.

Về vấn đề này, theo đại diện các ngân hàng, cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro không kém cho vay không tài sản đảm bảo nên lãi suất thường cao.

Lãnh đạo một ngân hàng tư nhân chia sẻ, vay mua ô tô thường có mức lãi suất trung, dài hạn từ 12-15%/năm. Lãi suất trong năm đầu thấp, chỉ 5-7%/năm, do các hãng xe thường có chính sách liên kết với ngân hàng để sẻ hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Đến năm thứ hai, khách hàng phải tự trả lãi suất.

Tài sản đảm bảo khi vay mua ô tô chính là chiếc xe khách hàng mua. Quá trình sử dụng xe khó tránh khỏi các tình huống như tai nạn dẫn đến hư hỏng. Có khách hàng bỏ luôn xe sau khi gây tai nạn và lờ đi khoản nợ cho ngân hàng.

Khi gặp phải những trường hợp như vậy, thiệt hại lớn thuộc về ngân hàng. Vì lý do đó mà cho vay mua ô tô thường có mức độ rủi ro không kém cho vay không tài sản đảm bảo nên lãi suất thường cao.

Còn khi vay không có tài sản đảm bảo, mức lãi suất cho vay mua ô tô thường cao hơn, có thể lên đến 15%/năm.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay rất khó khăn trong biệc xử lý tài sản bảo đảm.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần mới đây, Chủ tịch Ngân hàng VIB Đặng Khắc Vỹ thừa nhận việc xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu là rất khó khăn. Các tổ chức tín dụng không thể thực hiện việc thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm kể cả khi đã có thỏa thuận với khách hàng về phương thức xử lý tài sản bảo đảm và quyền thu giữ tài sản bảo đảm đã được quy định trong hợp đồng bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Nghị định 21 năm 2021 hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015.

Theo ông Vỹ, điều này dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tố tụng và bán tài sản bảo đảm trong quá trình thi hành án. Trong khi quá trình khởi kiện, tham gia tố tụng và tiến hành thi hành án theo quy định cho mỗi một vụ án thường kéo dài, trong bối cảnh ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro, dừng dự thu lãi trong khi vẫn phải trả chi phí huy động vốn hàng ngày.

Do đó, Chủ tịch VIB đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các quy định chấp nhận việc các tổ chức tín dụng được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu trong trường hợp hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp có quy định đầy đủ 3 nội dung: quy định một trong những phương thức xử lý tài sản bảo đảm là tổ chức tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, quy định tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm, quy định về trình tự thủ tục để tổ chức tín dụng thu giữ tài sản bảo đảm.

Ngân hàng 'đau đầu' vì nợ xấu cho vay mua ô tô

Ngân hàng 'đau đầu' vì nợ xấu cho vay mua ô tô

Ngân hàng
Từ phân khúc đầy tiềm năng, đến nay, khi dịch Covid-19 đi qua, các ngân hàng đang "đau đầu" khi nợ xấu cho vay mua ô tô tăng lên.
Cùng chuyên mục
Toyota Land Cruiser Prado vừa mở bán, đại lý báo chênh gần 700 triệu đồng

Toyota Land Cruiser Prado vừa mở bán, đại lý báo chênh gần 700 triệu đồng

(VNF) - Toyota Land Cruiser Prado vừa được Toyota Việt Nam công bố giá niêm yết từ 3,46 tỷ đồng, tuy nhiên khách hàng muốn mua xe phải chi thêm khoản tiền chênh từ 500 -700 triệu đồng.

Thương vụ huy động 3.000 tỷ đồng của DIC Corp có diễn biến mới

Thương vụ huy động 3.000 tỷ đồng của DIC Corp có diễn biến mới

(VNF) - So với kế hoạch đã thông qua đầu năm, kế hoạch giải ngân mới đã tăng đầu tư vào dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh thêm 461 tỷ đồng.

Giá USD ngân hàng vượt 25.400 đồng, USD thế giới cao nhất 11 tuần

Giá USD ngân hàng vượt 25.400 đồng, USD thế giới cao nhất 11 tuần

(VNF) - Giá USD trong nước và quốc tế tiếp tục tăng mạnh. Giá USD ngân hàng hôm nay đắt hơn 200 đồng, vượt mốc 25.400 đồng, quốc tế lên mức cao nhất 11 tuần qua.

Xếp hạng tín nhiệm: Động lực để doanh nghiệp 'tự nâng cấp mình'

Xếp hạng tín nhiệm: Động lực để doanh nghiệp 'tự nâng cấp mình'

(VNF) - Xếp hạng tín nhiệm được đánh giá là “chìa khóa” quan trọng để minh bạch hóa thông tin giữa tổ chức phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, làm nền tảng cho sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính.

Xuất khẩu chè top 8 thế giới: Kim ngạch dưới 200 triệu USD, giá xuất ngoại rẻ hơn nội địa

Xuất khẩu chè top 8 thế giới: Kim ngạch dưới 200 triệu USD, giá xuất ngoại rẻ hơn nội địa

(VNF) - Trong khi xuất khẩu cà phê đã vượt qua 4 tỷ USD, thì xuất khẩu chè vẫn “lận đận” ở con số dưới 200 triệu USD, tức là chỉ bằng 5% so với cà phê.

Chủ dự án 2.600 tỷ ở Quảng Nam chậm thanh toán lãi trái phiếu

Chủ dự án 2.600 tỷ ở Quảng Nam chậm thanh toán lãi trái phiếu

(VNF) - Chủ đầu tư của dự án Le Méridien Đà Nẵng 2.600 tỷ đồng chậm thanh toán lãi trái phiếu và cho biết đang sắp xếp nguồn tiền để thanh toán.

HAGL: Lãi 9 tháng vượt 800 tỷ nhưng vẫn còn xa mục tiêu xoá lỗ luỹ kế

HAGL: Lãi 9 tháng vượt 800 tỷ nhưng vẫn còn xa mục tiêu xoá lỗ luỹ kế

(VNF) - HAGL đã đem về 809 tỷ đồng lãi sau thuế trong 9 tháng năm 2024, xoá được khoảng 56% lỗ luỹ kế. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận như hiện tại, HAGL cần một khoản lãi đột biến để hoàn thành kế hoạch xoá hết lỗ luỹ kế trong năm nay.

FDI vào Bà Rịa - Vũng Tàu cao kỷ lục, Sonadezi Châu Đức lợi nhuận tăng mạnh

FDI vào Bà Rịa - Vũng Tàu cao kỷ lục, Sonadezi Châu Đức lợi nhuận tăng mạnh

(VNF) - SZC gần chạm đích lợi nhuận cả năm sau 9 tháng. Kết quả kinh doanh của SZC được hưởng lợi từ việc FDI đổ vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mạnh mẽ so với cùng kỳ năm ngoái.

Vingroup muốn xây cầu Tứ Liên theo hình thức BT

Vingroup muốn xây cầu Tứ Liên theo hình thức BT

(VNF) - Cầu Tứ Liên là dự án trọng điểm của Hà Nội, nằm trong quy hoạch 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng.