'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của “kinh tế chia sẻ” và Cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động chuyển giá đang có diễn biến phức tạp, tinh vi và không ngừng gia tăng không chỉ ở các doanh nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà ngay cả ở các DN trong nước đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giá.
Tuy nhiên, hành lang pháp lý về chống chuyển giá vẫn thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập. Lực lượng còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi thanh tra giá chuyển nhượng là lĩnh vực phức tạp, thường liên quan đến các công ty đa quốc gia và các vấn đề thuế quốc tế, do đó, cán bộ thanh tra không chỉ phải đấu tranh với DN mà còn đấu tranh với đội ngũ tư vấn, luật sư dày dặn kinh nghiệm…
Thực tế thời gian qua cho thấy, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thường rất muốn thu hút các nhà đầu tư, thậm chí thu hút bằng mọi giá, với rất nhiều ưu đãi về thuế, trong khi đó việc quản lý thuế bị buông lỏng, thiếu giám sát.
Tại Việt Nam, địa phương nào cũng muốn cấp phép ưu đãi, tạo ra dạng “kéo nhau xuống đáy” ở cấp độ địa phương, còn ở cấp độ Nhà nước thì tạo ra tình trạng “da báo” trong môi trường thuế. Sự chênh lệch về thuế suất giữa các quốc gia, giữa những đối tượng khác nhau trong một quốc gia, những quy định về mức thuế suất ưu đãi, miễn giảm thuế... đã tạo động cơ tránh thuế, không chỉ với doanh nghiệp FDI mà cả các DN đầu tư trong nước.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, trong khi chính sách thuế đã rất mở, ưu đãi đầu tư tập trung vào các chính sách thuế, các ngành nghề/địa bàn, các thủ tục cấp phép đầu tư thuận lợi là những quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, nhưng đồng thời đây cũng lại là “kẽ hở” để DN thực hiện hành vi chuyển giá.
“Bên cạnh việc thu hút đầu tư, Việt Nam cũng cần đặt ra các điều kiện sòng phẳng với doanh nghiệp FDI liên quan đến các nghĩa vụ thuế. Các DN không nên tìm kiếm lợi nhuận thông qua chuyển giá”, bà Cúc nêu ý kiến.
Sau 30 năm thu hút FDI, Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cả những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng các tập đoàn quốc tế lớn. Khi nguồn lực (như đất đai, tài nguyên, môi trường …) ngày càng khan hiếm hơn, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thay cho chiến lược thu hút đầu tư đại trà của những thập niên trước.
Trong đó, các vấn đề tái cân bằng giữa các ưu đãi đầu tư và cơ chế để hạn chế DN lợi dụng chính sách là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần có quy trình tối ưu hơn, thủ tục đơn giản hơn nhưng quản lý chặt hơn để Việt Nam vẫn là một điểm thu hút FDI hấp dẫn.
Ông Wim Douw, chuyên gia cao cấp về Chính sách đầu tư của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi “dựa trên lợi nhuận” bằng các chính sách ưu đãi “dựa trên hiệu quả”. Theo đó, cần chuyển tương ứng các quy định về ưu đãi từ Luật Đầu tư sang Luật Thuế và Luật Hải quan, với sự hỗ trợ của một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả.
“Nếu Việt Nam chưa có sẵn cơ chế để đo lường tác động của các chính sách ưu đãi thì nên triển khai một hệ thống giám sát đánh giá dựa trên mục tiêu chính sách được xác định rõ ràng. Hệ thống này còn theo dõi hiệu quả hoạt động của cả chi phí và lợi ích của chính sách ưu đãi được áp dụng”, ông Wim Douw khuyến nghị.
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chuyển giá, ông Ngô Minh Kiểm, Vụ trưởng Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; xây dựng chính sách thuế bảo đảm công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, khu vực và địa bàn; thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương.
“Phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt đối với các trường hợp chuyển giá để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Ngành thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng... cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối liên thông dữ liệu, thông tin về người nộp thuế (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI) để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng”, ông Kiểm đề xuất.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Lan Anh – Phó vụ trưởng Vụ Thanh tra thuế (Tổng cục Thuế) cho rằng, chống chuyển giá cần sự phối hợp của nhiều ngành. Trong đó, đáng lưu ý là việc phối hợp với cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
“Trong thời gian tới, cơ quan Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng trong công tác rà soát, phân cấp xử lý đối với các thông tin giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ. Đồng thời, thực hiện rà soát, sửa đổi Quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Tổng cục Thuế và Quy chế xử lý thông tin tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ tại Cơ quan thuế các cấp”, bà Lan Anh cho biết.
Các chuyên gia cho rằng, thay vì o bế quá mức, nhượng bộ và dành quá nhiều ưu đãi thuế, đã đến lúc Việt Nam cần phải khẳng định lại vị thế của mình, không chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá. Các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam nhờ tận dụng các lợi thế kinh doanh để có lợi nhuận thì phải có trách nhiệm nộp thuế cho Việt Nam. Cần xem đây là nguyên tắc mới trong thu hút đầu tư ở Việt Nam ở cả tầm quốc gia lẫn địa phương.
Xem thêm >> TP. HCM tổng rà soát quy hoạch sử dụng đất để lập các đô thị vệ tinh
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.