'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Số liệu trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI từ năm 2011-2017 do Bộ Tài chính tổng hợp cho thấy, các doanh nghiệp này luôn có mức tăng trưởng cao. Riêng năm 2017, doanh thu của khu vực này tăng 28% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng vốn đầu tư. Qua đây dễ thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp FDI rất thuận lợi. Lợi nhuận trước thuế tăng 19,2%, đặc biệt là các ngành kinh doanh bất động sản, khai thác chế biến khoáng sản, linh kiện điện tử… Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lỗ qua các năm rất cao và chưa có dấu hiệu giảm. Đáng chú ý, 3 năm trở lại đây tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lỗ lên tới 52%.
Bên cạnh thống kê về tình hình tài chính, Bộ Tài chính đã đưa ra các đánh giá về thực trạng chính sách ưu đãi tài chính, đất đai cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI. Theo đó, cùng với những tác động tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách ưu đãi thời gian qua còn nhiều hạn chế như: Mức ưu đãi cao, diện ưu đãi rộng và dàn trải làm giảm nguồn thu. Mặc dù chính sách ưu đãi thuế được áp dụng cho các thành phần kinh tế, nhưng khu vực FDI chiếm đa số trong các doanh nghiệp hưởng lợi…
Trước tình trạng doanh nghiệp FDI liên tục báo lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất - kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đặt câu hỏi: Tại sao 52% doanh nghiệp báo lỗ mà vẫn mở rộng hoạt động với tốc độ cao? Samsung nói họ đầu tư 15 tỷ USD, ai đánh giá là đúng? Tại sao có những vùng trước đây khó khăn, nhưng đến nay được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại như thành phố mà vẫn được ưu đãi? Trong khi đó, quy định về vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn đã rất lâu chưa thay đổi. Cùng với đó, thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 10-10,6%, trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông của các doanh nghiệp lại khoảng 20%...Tất cả những vấn đề trên phải được xem xét lại nghiêm túc.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, hiện nay có quá nhiều chính sách ưu đãi, từ ưu đãi ngành nghề, địa bàn, đến sản phẩm, quy mô, số lao động, số lao động nữ…, cần phải rà soát lại. Khẳng định vai trò quan trọng của khu vực doanh nghiệp FDI, song Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, các chính sách ưu đãi đang có vấn đề. Chính sách ưu đãi phải được đặt trong tổng thể và đồng bộ với các chính sách khác, khuyến khích phân bổ cân đối ở các vùng miền, thu hút đầu tư chọn lọc, hướng tới thu hẹp khoảng cách giàu nghèo ở các vùng miền…
Nêu ý kiến về chính sách ưu đãi đất đai, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho rằng, nhiều dự án có thời gian ưu đãi quá dài, làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách. Nếu làm tốt chính sách này, có ưu đãi hợp lý thì vẫn thu hút được đầu tư và bảo đảm được nguồn thu cho ngân sách. “Bộ Tài nguyên và Môi trường tán thành toàn bộ các chính sách ưu đãi tài chính phải được quy định tại luật thuế, thay vì quy định rời rạc ở các luật khác”, ông Trần Quý Kiên cho biết.
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo lại cho rằng, chính sách thuế không phải là yếu tố quan trọng nhất trong thu hút FDI. Bởi thực tế cho thấy, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư mới là yếu tố then chốt. Cách kêu gọi đầu tư bằng hình “trải thảm đỏ” về ưu đãi thuế là hình thức thụ động và chúng ta nên có cách tiếp cận chủ động hơn, tìm đến các tập đoàn lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ…
Đồng tình và đánh giá cao với báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình tài chính của các doanh nghiệp FDI cũng như định hướng về chính sách ưu đãi trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng chia sẻ, đây là những ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện chính sách thu hút FDI giai đoạn tới. Việc hoàn thiện các chính sách thuế sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các ngành triển khai thu hút đầu tư.
Tại buổi làm việc với Bộ Tài chính và một số bộ, ngành về tình hình tài chính của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng cho rằng, cần có cơ chế ưu đãi linh hoạt, khác biệt hơn, kể cả các biện pháp phi tài chính để thu hút các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn đặt các trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chú trọng chính sách về sử dụng đất trong và ngoài các khu công nghiệp, hiệu suất trên diện tích đất sử dụng… Cùng với đó, cần có cơ chế kiểm soát doanh nghiệp FDI, nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư. Đồng thời, cần tăng cường năng lực thanh tra giám sát, nghiên cứu xây dựng bộ phận “đặc nhiệm” về chống chuyển giá, qua đó kiểm soát tình trạng “lỗ giả, lãi thật” hiện nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng đánh giá cao đề xuất xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin quốc gia, chia sẻ dữ liệu về doanh nghiệp FDI để có hệ thống dữ liệu đầy đủ và toàn diện, từ đăng ký, đầu tư, đến doanh thu, lợi nhuận... của Bộ Tài chính nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.