'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tháng 10/2021, cổ phiếu ngành thép ở trong những ngày tháng tuyệt vời nhất khi giá liên tục phá đỉnh. Thống kê cho thấy, giá cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã tăng khoảng 270% so với đầu năm 2020. Cùng thời gian, giá cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen đã tăng khoảng 550%. Trong khi đó, giá cổ phiếu NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim còn gây ấn tượng hơn với mức tăng lên đến khoảng 720%.
Mức tăng khủng khiếp trên đi liền với diễn biến lợi nhuận hết sức khả quan. Chẳng hạn với Hòa Phát, từ mức lợi nhuận sau thuế quý I/2020 khoảng 2.300 tỷ đồng, con số đã được nâng lên tới 10.300 tỷ đồng trong quý III/2021. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của Hòa Phát, tính đến thời điểm hiện tại. Với Hoa Sen, lợi nhuận sau thuế tạo đỉnh sớm hơn một quý, đạt 1.700 tỷ đồng trong quý II/2021, trong khi quý I/2020 chỉ đạt 180 tỷ đồng. Nam Kim thì càng chênh lệch hơn khi mức đỉnh lợi nhuận đạt được trong quý II/2021 là khoảng 840 tỷ đồng, gấp khoảng… 20 lần lợi nhuận quý I/2020. Việc giá cổ phiếu thép liên tiếp phá đỉnh trong giai đoạn 2020 – 2021 gợi lại ký ức về một thời từng như vậy cách đó chỉ vài năm. Giá cổ phiếu thép đã tăng mạnh suốt từ năm 2016 và đạt đỉnh vào khoảng cuối năm 2017, đầu năm 2018, sau đó bước vào thời kỳ giảm giá mạnh. Lợi nhuận các doanh nghiệp thép cũng tăng mạnh vào năm 2016 và đạt đỉnh vào năm 2017, sau đó lao dốc.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc Phân tích Cổ phiếu của SSI Research, nhấn mạnh thép là một trong những ngành mang tính chu kỳ nổi bật. Điều này được thể hiện bởi sự biến động rất mạnh của giá thép theo chu kỳ lên xuống của nền kinh tế, tương quan cung - cầu, cũng như lượng cung tiền toàn cầu.
Lấy ví dụ trong giai đoạn 2020 – 2021, ông Châu cho biết có những đợt giá thép tăng 50 - 100% khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và việc các chính phủ trên toàn cầu hạ lãi suất, đẩy mạnh cung tiền thúc đẩy hoạt động đầu cơ vào thị trường hàng hóa. Sau đó, khi chuỗi cung ứng phục hồi và chính sách tiền tệ được thắt chặt để đối phó với lạm phát thì giá thép cũng có đợt điều chỉnh mạnh khoảng 30-50% tùy từng khu vực.
“Về đầu ra thì thép chịu tác động lớn nhất bởi thị trường bất động sản, do lĩnh vực này thường đóng góp tỷ trọng tiêu thụ thép lớn nhất, cả ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thị trường này luôn mang tính chu kỳ và phụ thuộc vào các chính sách phát triển của chính phủ cũng như chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Bên cạnh đó, ngành thép cũng chịu ảnh hưởng bởi hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ. Đồng thời, thép cũng là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp chế tạo thiết bị gia dụng, ô tô, máy móc cơ khí… Về đầu vào, các nguyên liệu chính bao gồm các nguyên liệu thô như quặng sắt, than cốc, thép phế hay bán thành phẩm như phôi thép, thép cán nóng (HRC). Do vậy, nguồn cung cũng như sự biến động giá của các nguyên liệu này cũng ảnh hưởng mạnh đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép”, chuyên gia của SSI Research lưu ý về các yếu tố tác động mạnh mẽ đến ngành thép.
Ông Châu cho hay có sự tương đồng về tính chu kỳ giữa cổ phiếu thép và giá thép. Điều này đến từ 2 yếu tố chính.
Thứ nhất, lợi nhuận cổ phiếu thép luôn theo khá sát với biến động của giá thép. Giá thép tăng thông thường cũng đi cùng với chu kỳ tăng của nhu cầu tiêu thụ thép. Đồng thời bản thân việc giá thép tăng cũng tạo động lực để các đại lý tăng cường tích trữ tồn kho, dẫn đến tăng sản lượng bán của các nhà sản xuất. Điều này ngay lập tức làm tăng cả doanh thu và biên lợi nhuận của các công ty thép. Ngược lại khi giá thép giảm, ngoài việc hứng chịu sự sụt giảm về doanh thu, các công ty cũng phải thực hiện trích lập tồn kho cho lượng hàng nhập với giá cao trước đó, dẫn đến giảm biên lợi nhuận.
Thứ hai, do thép và chứng khoán đều là 2 ngành mang tính chu kỳ, nên thông thường khi giá thép tăng thì thị trường chứng khoán cũng tương đối khởi sắc trong bối cảnh nền kinh tế đang đi lên, chính sách tiền tệ nới lỏng. Do vậy, cổ phiếu thép ngoài được hưởng lợi về lợi nhuận của doanh nghiệp thì cũng được hưởng lợi kép bởi tâm lý tích cực của thị trường chứng khoán.
“Vì vậy, có thể nói cổ phiếu thép là một trong những nhóm ngành khá “high beta”, hay nói cách khác là có mức độ tương quan chặt chẽ đối với thị trường chứng khoán”, ông Châu nhận định.
Chia sẻ về một số tín hiệu cơ bản nhận biết đỉnh của cổ phiếu thép trong một chu kỳ, ông Đào Minh Châu cho rằng nhà đầu tư nên lưu tâm đến mức độ tăng của giá thép, nếu giá thép tăng từ 30-50% trong một giai đoạn ngắn có thể được xem là một tín hiệu tăng giá “nóng” và thường theo sau bởi một nhịp điều chỉnh. Mặc dù vậy, có những giai đoạn giá thép cũng chứng kiến nhịp tăng mạnh lên đến vài lần, mặc dù xác suất xảy ra điều này là khá thấp.
“Chúng ta cũng có thể đánh giá biên lợi nhuận của doanh nghiệp so với mức trung bình lịch sử, bởi khi biên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mạnh so với mức trung bình cũng sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất tăng sản lượng cũng như mở rộng các nhà máy mới, từ đó tạo áp lực cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo”, ông Châu cho hay. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, các chỉ số định giá như P/E của cổ phiếu cũng cần được quan sát kỹ. Thông thường, P/E các cổ phiếu thép thường giảm về mức thấp khi lợi nhuận cũng như giá cổ phiếu ở gần đỉnh và ngược lại.
Trong quá trình đầu tư cổ phiếu thép, chuyên gia của SSI Research lưu ý thêm rằng nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các yếu tố vĩ mô, chính sách từ chính phủ liên quan đến ngành thép hay các ngành bất động sản, xây dựng, các chính sách về tài khóa và tiền tệ của Việt Nam cũng như thế giới.
Một điểm nữa cần lưu tâm là cổ phiếu thép thường biến động mạnh nên sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư chấp nhận mức độ rủi ro cao.
Nhìn nhận về triển vọng của ngành thép và cổ phiếu thép, ông Châu nhấn mạnh ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất vào nửa cuối năm 2022. Sản lượng tiêu thụ thép đã có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn còn khá thấp so với trung bình các năm trước, đặc biệt là tại thị trường nội địa do sự đình trệ của thị trường bất động sản. Trong khi đó, kênh xuất khẩu đã có những tín hiệu tích cực hơn, nhưng vẫn chưa thực sự vững chắc và cần phải theo dõi chặt chẽ do rủi ro suy thoái toàn cầu trong thời gian tới.
Mặt khác, giá thép được dự báo có thể ổn định hơn trong thời gian tới sau giai đoạn điều chỉnh sâu trong năm 2022, nhờ thị trường đã trở nên cân bằng hơn. Trong thời gian tới, SSI Research cho rằng giá thép sẽ vẫn có thể biến động, nhưng biên độ dao động dự báo sẽ hẹp hơn so với thời gian trước đây, do mặc dù nhu cầu thế giới dự báo chưa hồi phục rõ rệt nhưng biên lợi nhuận của các công ty thép trong nước và khu vực hiện nay cũng đã ở mức khá thấp nên dư địa để các công ty hạ giá mạnh cũng không còn nhiều.
Vì vậy, SSI Research dự báo kết quả kinh doanh của các công ty thép tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 có thể tăng trưởng so với mức lỗ kỷ lục nửa cuối năm ngoái, tuy nhiên vẫn còn thấp so với trung bình các năm trước và có thể cần phải chờ đến những tháng cuối năm 2023 hoặc đầu năm sau để nhìn thấy sự cải thiện rõ ràng hơn, do các chính sách hỗ trợ về tiền tệ và tài khóa của Chính phủ cần thời gian để tác động đến nền kinh tế. Sang năm 2024, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đạt mức phục hồi mạnh so với mức cơ sở thấp năm 2023.
“Mặc dù vậy, giá cổ phiếu thép gần đây cũng đã có những đợt tăng khá tốt và phản ánh trước phần nào triển vọng này, nên mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn cho nhà đầu tư với tầm nhìn 1 năm. Do vậy, giá cổ phiếu thép nhiều khả năng sẽ biến động theo xu hướng của thị trường và phù hợp hơn đối với nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn”, ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc Phân tích Cổ phiếu của SSI Research, khuyến cáo.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.