Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Từ doanh nhân trở thành chuyên gia BĐS
Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu sinh năm 1958 tại Đà Nẵng, ông là một trong những doanh nhân giàu kinh nghiệm và có uy tín trong lĩnh vực địa ốc.
Trước khi trở thành Chủ tịch HoREA, ông từng tham gia ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Sài Gòn (Sacomreal) và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ Hưng.
Chính những kinh nghiệm được tích lũy và trau dồi trong những năm tháng là doanh nhân, đã giúp ông Lê Hoàng Châu đưa HoREA trở thành đại diện cho các doanh nghiệp BĐS trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của ngành.
Đánh giá về vai trò của HoREA, cả cơ quan quản lý và giới doanh nhân đều có thừa nhận, Hiệp hội đã thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phản biện và đóng góp ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật cho thị trường BĐS Việt Nam. Đồng thời, luôn chủ động và tiên phong nêu lên các vấn đề khó khăn vướng mắc trong tiếp cận đất đai, trong thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng, quản lý sau đầu tư đối với các dự án kinh doanh BĐS, các khó khăn vướng mắc làm hạn chế sự phát triển của thị trường, trong đó là các bất cập cụ thể ảnh hướng tới sự phát triển của phân khúc căn hộ du lịch (condotel); các vướng mắc trong việc phát triển dự án nhà ở xã hội…
Đại diện Cục phát triển Nhà (Bộ Xây dựng) nhận xét, thông tin tư vấn và phản biện kịp thời của HoREA mà người đứng đầu là ông Lê Hoàng Châu là cơ sở tham khảo quan trọng để Bộ Xây dựng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về lĩnh vực nhà ở và thị trường BĐS.
Ông Châu chính là người đề xuất nhiều kế hoạch phát triển mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và xây dựng một hệ sinh thái BĐS thông minh.
“Tôi tin rằng ngành BĐS sẽ phải thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để có thể phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM đã triển khai nhiều dự án ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành”, ông Châu tâm sự.
Ông Lê Hoàng Châu cũng là người từng tiên phong đề xuất sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain và Internet of Things (IoT) để quản lý BĐS hiệu quả hơn. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể theo dõi, phân tích và quản lý thông tin một cách chính xác và nhanh chóng.
Những kiến nghị tâm huyết
Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo và NHNN đã có những điều chỉnh Thông tư 06 nhằm hỗ trợ tốt hơn cho thị trường BĐS đang khó khăn. Trong quá trình để đi đến những điều chỉnh quan trọng đó, với vai trò cá nhân và đại diện HoREA, ông Lê Hoàng Châu đã có những kiến nghị quan trọng và xác đáng, đồng thời có những trao đổi và tư vấn đề cơ quan quản lý đi quyết định có lợi nhất cho thị trường.
Bám sát thực tế, từ năm 2017 đến nay, Hiệp hội đã có 380 văn bản kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để xem xét tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, doanh nghiệp và người mua nhà và đã được các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương xem xét. Các cơ quan trung ương cũng đã có những văn bản xử lý chấp thuận đề xuất từ HoREA.
Là người tâm huyết với ngành BĐS lại được nhắc đến với vai trò Chủ tịch HOREA, ông được giới doanh nhân BĐS TP. HCM tín nhiệm. Lên trang tìm kiếm Google, với cụm từ "Lê Hoàng Châu", chỉ trong 0,25 giây đã cho ra 4.570.000 kết quả liên quan.
Ngày 13/12/2004, UBND TP. HCM đã ra quyết định cho phép thành lập HOREA là tổ chức quần chúng tự nguyện của các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực BĐS nhằm tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau, góp phần thúc đẩy thị trường năng động, lành mạnh.
Ông Châu là người nhận trách nhiệm là Chủ tịch HoREA trong thời kỳ đầu và đang tiếp tục được tín nhiệm ở nhiệm kỳ thứ 2 từ 2022-2027, ông Lê Hoàng Châu cho hay, việc tái đắc cử vai trò Chủ tịch HoREA lần thứ 2 là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề.
Kể từ năm 2017 đến nay, là giai đoạn đầy khó khăn đối với thị trường BĐS, các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS, các nhà đầu tư BĐS, tác động dây chuyền đến hàng trăm ngành nghề, trong đó có các nhà thầu xây dựng, các đơn vị tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, các nhà môi giới, các tổ chức tín dụng và cả thị trường chứng khoán.
Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế và thị trường BĐS còn chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 và các xung đột địa chính trị dẫn đến nhiều quốc gia có lạm phát cao, nguy cơ suy thoái kinh tế và làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo ông Châu, nhìn tổng quát, thị trường BĐS đang rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền, thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở chưa hợp lý; thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân; có quá nhiều nhà ở cao cấp; giá nhà ở tăng liên tục, vượt khả năng của người dân. Ngoài ra, vướng mắc pháp lý của thị trường BĐS hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án BĐS, rất cần có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để thị trường BĐS không bị trượt vào suy thoái, khủng hoảng.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Châu bày tỏ, do thị trường BĐS đang rất khó khăn nên các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đã phải có những giải pháp cấp thời để tự cứu mình và chờ cơ hội đầu tư kinh doanh mới, thậm chí chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ như thu hẹp quy mô, đình hoãn các dự án, dừng triển khai dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, mua lại trái phiếu trước thời hạn hoặc phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất cao; cắt giảm nhân sự, giảm lương…
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.