'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tính đến nay, tôi đã đầu tư vào giáo dục được 14 năm. Tôi đến với ngành giáo dục xuất phát từ trải nghiệm đi tìm trường cho con. Hai vợ chồng tôi vốn làm báo hàng chục năm trước đó, sau chuyển sang kinh doanh vận tải. Công việc cũng xuôi chèo mát mái với doanh thu ổn định. Khi ấy các con tôi còn nhỏ. Chọn trường cho con quá vất vả, nên vợ chồng tôi tính đến chuyện mở trường.
Lúc đó tôi chỉ nghĩ mình làm trường với tâm thế của người làm cha mẹ, nên nếu mình hài lòng chắc cũng sẽ có nhiều phụ huynh khác hài lòng. Khởi đầu chỉ là định mở trường mầm non, nhưng chưa kịp mở thì con đã vào tiểu học. Thế là hai vợ chồng lại quyết định đầu tư trường liên cấp. Trường quốc tế Canada – CIS từ mầm non đến lớp 12 đã ra đời như thế vào năm 2009 tại TP. HCM.
Trường CISS đang xây dựng ở Lào Cai với vốn đầu tư 420 tỷ đồng
Đầu tư vào giáo dục có mau giàu không? Đã có nhiều bạn trẻ tìm hỏi tôi để mong được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm trường. Từ trải nghiệm của chính mình, tôi đều khuyên họ, nếu muốn kiếm tiền nhanh và nhẹ nhõm đừng làm giáo dục. Mở trường không dễ, trừ phi chộp giật. Và nếu muốn mau có lãi nữa thì lại càng khó vô cùng.
Đầu tư giáo dục rất khác với việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Muốn tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, phải làm trường một cách tử tế và thật sự tâm huyết. Vì thế, đừng mong làm trường để mau thu hồi vốn và kiếm lãi nhanh chóng, nếu bạn muốn đầu tư một ngôi trường đàng hoàng.
Ở CIS, đến nay, chúng tôi đã có trọn 1 thế hệ học sinh tốt nghiệp (12 năm), nhưng vẫn chưa thể hoàn vốn. Tất nhiên, khi tính toán đầu tư, trong phương án tài chính luôn có bảng tính chi tiết về dòng tiền và điểm hòa vốn. Nhưng thực tế quá trình vận hành một ngôi trường, đối với riêng chúng tôi, có thể không bao giờ làm được bài tính đúng.
Việc xuất thân từ nghề báo cũng mang lại cho vợ chồng tôi một tính cách khác biệt trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, với một chút lãng mạn, một chút tài tử, kiểu thích gì thì làm bằng được và làm thì phải thấy “đã” mới chịu. Nhìn những ngôi trường được hình thành đúng như mình mơ ước, cảm giác “sướng” không thể nào tả nổi. Chúng tôi luôn nghĩ rằng những ngôi trường của mình sẽ phải tồn tại hàng trăm năm, thậm chí qua nhiều thế kỷ. Vậy thì cần phải tạo dựng cho chúng những nền móng vững chắc ngay từ những ngày đầu, không thể nhăm nhăm tìm cách cắt bỏ đầu này đầu kia để giảm thiểu chi phí…
Trên thực tế, cũng có khi “người tính không bằng trời tính”. Đại dịch Covid-19 là một ví dụ. Hai năm qua, số lượng học sinh giảm sút. Tuy có nhiều thời gian chuyển sang dạy - học trực tuyến nhưng chi phí không những không giảm được mà lại còn tăng thêm, do lương giáo viên vẫn phải giữ nguyên, thậm chí giáo viên nước ngoài còn phải thưởng thêm để khuyến khích họ ở lại vào dịp nghỉ Hè cũng như Giáng sinh, bởi về nước rồi họ sẽ rất khó quay trở lại.
Ngoài ra chúng tôi cũng phải gánh các chi phí phát sinh do dịch, như chi phí thuê hoặc mua vé máy bay giá cao, chi phí cách ly cho giáo viên mới tuyển, chi phí xét nghiệm thường xuyên, chi phí phun khử khuẩn định kỳ, chi cho các loại thuốc men, thiết bị y tế, nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang, đồ bảo h … Trong năm học này, các trường cũng được đầu tư thêm nhiều phần mềm bổ trợ việc dạy trực tuyến. Đây chính là những biến số mà bài toán tài chính cách đây 10 hay 12 năm, thậm chí vài ba năm trước thôi cũng chưa hề ngờ tới.
Khi đầu tư, mà không có thời hạn thu hồi vốn cụ thể, có thể nói đầu tư giáo dục cũng là đầu tư mạo hiểm. Nhà đầu tư giáo dục phải tử tế với học sinh, khi có học sinh thì mới có dòng tiền luân chuyển nuôi bộ máy.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa ra định nghĩa và các tiêu chuẩn rõ ràng về trường quốc tế nên đa phần các trường học đầu tư cơ sở vật chất tốt, chương trình có yếu tố nước ngoài... đều dùng chữ “quốc tế” trong tên gọi.
Theo quan điểm cá nhân tôi, thật ra chữ "quốc tế" này khá mông lung, không chỉ ra được các chuẩn mực cụ thể. Chúng ta nên xác định một trường đạt chất lượng giáo dục theo chuẩn của Anh, Mỹ, Úc, Canada hay Việt Nam. Còn hai chữ "quốc tế" chỉ nên được hiểu như là một đánh giá về mặt đầu tư cơ sở vật chất có tính "cao cấp".
Khi đưa giáo dục Canada cũng như một số chương trình giáo dục nước ngoài khác về Việt Nam, tôi nghĩ điều quan trọng nhất đó phải là những nền giáo dục tiến bộ. Giáo dục tiến bộ sẽ làm thay đổi tư duy con người, thay đổi bản chất và quá trình phát triển của một đứa trẻ theo hướng tích cực để em thành công trong tương lai.
Quan trọng hơn, khi được tiếp cận với những nền giáo dục tiến bộ, bản thân chính chúng ta - những người đang vận hành nền giáo dục trong nước - cũng sẽ học hỏi được nhiều điều và phải thay đổi cả tư duy về giáo dục.
Có rất nhiều phụ huynh quan niệm sai lầm rằng cho con học trường quốc tế chủ yếu để giỏi tiếng Anh. Thật ra, trong một môi trường giáo dục tiến bộ, những giá trị mà các em học sinh nhận được lại không phải là tiếng Anh. Tiếng Anh chỉ là công cụ. Các kỹ năng mềm, phẩm chất và tính cách, khả năng tư duy và phản biện độc lập, cách tạo cảm hứng và sự cân bằng trong cuộc sống... mới là những giá trị mà các trường "quốc tế thật sự" mang lại cho học sinh. Vì thế, khi chọn trường cho con em, điều quan trọng nhất là phụ huynh nên xem xét những giá trị giáo dục mà con mình sẽ nhận được, chứ đừng chỉ nhìn vào cái nhãn mác "quốc tế".
Nói trên bình diện rộng hơn, từ kinh nghiệm của mình, tôi vẫn cho rằng có thể làm giáo dục tốt mà không nhất thiết cứ phải có nhiều tiền. Nếu chúng ta khiêm tốn, chịu khó học hỏi và biết "gạn đục khơi trong" từ các nền giáo dục tiên tiến thì bất cứ một trường công lập nào cũng có thể mang lại những chương trình hiệu quả cho học sinh.
Vấn đề mấu chốt chỉ là ở chỗ: trong giáo dục công lập, chúng ta cần những con người dám chịu trách nhiệm và dám thay đổi tư duy.
Ở góc độ khác, trên phương diện là một phụ huynh, tôi cũng muốn lưu ý thêm rằng: khi muốn cho con được thụ hưởng một nền giáo dục tiến bộ ngay tại quê hương mà không phải lo cho con du học xa nhà từ bậc phổ thông, phụ huynh cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ về bài toán tài chính. Học phổ thông với chuỗi 12 năm khá dài, phải đắn đo, xem xét với số tiền đó bỏ ra, con mình sẽ nhận được gì. Thậm chí, phụ huynh có thể so sánh thêm những mặt được và mất so với việc cho con học trường công và đi học thêm tiếng Anh ở các trung tâm, hoặc đi du học hẳn ở nước ngoài...
Nếu chọn lựa không đúng, con có thể bị mất cơ hội thành công trong tương lai với một nền giáo dục tốt. Ngược lại, nếu chọn trường không xứng đáng, khoản học phí tiền tỷ của 12 năm cho con cũng có thể bị xem là khoản đầu tư uổng phí, kém hiệu quả.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.