Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, văn bản số 4335/UBND-KTTH do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn gửi Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ: dự án đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai có tổng chiều dài khoảng 220 km đi qua địa bàn các huyện, xã đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Hà Giang và Lào Cai.
Dự án được triển khai từ tháng 3/2008, dự kiến hoàn thành trong năm 2013. Từ khi khởi công, đoạn qua địa bàn tỉnh Lào Cai dài 98km đã được thi công và hoàn thành năm 2015; đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hà Giang dài 122km đến hết năm 2020 mới được đầu tư, hoàn thành được 45km.
“Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, từ tháng 3/2011 đến nay, toàn bộ dự án tạm dừng thực hiện; hiện dự án còn khoảng 77km chưa được đầu tư, đặc biệt đoạn qua đèo Tây Côn Lĩnh dài 21km chưa được đầu tư để thông tuyến”, văn bản số 4335 cho hay.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Hà Giang, Quốc lộ 4 thuộc hệ thống đường vành đai biên giới (vành đai 1) được quy hoạch là tuyến quốc lộ chính yếu của khu vực phía Bắc (vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050), có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng …
Mặt khác, phía Trung Quốc đã đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông với quy mô rất lớn. Vì vậy với tính liên kết các vùng phát triển kinh tế trong khu vực, Quốc lộ 4 khi được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế biên mậu, giao thường hàng hóa khu vực biên giới, góp phần xóa đói, giảm nghèo...
Do đó, UBND tỉnh Hà Giang cho rằng việc đầu tư xây dựng thông tuyến và đồng bộ toàn tuyến Quốc lộ 4 hiện nay là cần thiết và cấp bách. Vì vậy, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành liên quan xem xét bố trí vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư thông tuyến và hoàn thành đồng bộ đoạn Quốc lộ 4 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì - địa phương có tuyến Quốc lộ 4 đi qua cho hay, là một trong những huyện khó khăn nhất của Hà Giang và của cả nước, nơi các dự án giao thông chưa được hoàn thiện dẫn đến kinh tế của địa phương rất khó khăn. Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành giai đoạn 1 của Quốc lộ 4 đoạn đoạn Km 339-Km 368 qua địa bàn huyện nhưng chưa phát huy hết ý nghĩa của tuyến đường.
“Vì vậy, chúng tôi đề nghị cần triển khai tiếp giai đoạn 2 của dự án để kết nối đồng bộ từ huyện Hoàng Su Phì lên được cửa khẩu Thanh Thủy qua đèo Tây Côn Lĩnh sang Trung Quốc dài khoảng 24 km. Khi đó mới phát huy được toàn bộ ý nghĩa kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của dự án”, đại diện UBND huyện Hoàng Su Phì cho hay.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, trong danh mục các dự án đề xuất nguồn vốn từ gói kích cầu kinh tế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 mà Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có đề xuất vốn để đầu tư hoàn thiện Quốc lộ 4 (Dự án đầu tư, nâng cấp đường nối Quốc lộ 4C và Quốc lộ 4D đoạn Km296 (tránh thị trấn Cốc Pài) và đoạn Km368-Km388 thuộc địa bàn tỉnh Hà Giang)...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.