Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2018 tại 892 điểm, VN-Index giảm gần 1% so với phiên trước đó và giảm 9,32% so với đầu năm, ghi nhận năm giảm điểm đầu tiên kể từ năm 2011 đến nay. Đáng chú ý, diễn biến phiên cuối năm (28/12) gây nhiều bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư.
Cụ thể, sau khi hồi phục ngày 27/12 nhờ thông tin tăng giá tích cực từ TTCK thế giới và giá dầu, thị trường kỳ vọng vào một diễn biến tương tự trong phiên cuối năm nhờ “hiệu ứng chốt giá trị tài sản ròng (NAV)” của các quỹ đầu tư.
Thực tế, sắc xanh đã duy trì gần như suốt phiên, nhưng một số cổ phiếu vốn hóa lớn như PLX, PVD, MSN, BVH, VNM, VRE đột ngột giảm mạnh trong phiên khớp lệnh xác địnhgiá đóng cửa (ATC), nhất là VIC giảm sàn, khiến VN-Index mất hết nỗ lực tăng điểm trong cả phiên, đóng cửa giảm 8,27 điểm (-0,92%).
Một yếu tố tích cực trong phiên cuối năm được ghi nhận là nhà đầu tư nước ngoài duy trì động thái mua ròng, với gần 500 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, giá trị mua ròng riêng sàn HOSE là 390,6 tỷ đồng.
Tính chung cả tuần giao dịch cuối năm 2018, tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trên sàn HOSE đạt 742 tỷ đồng, với 5 phiên mua ròng liên tiếp, chủ yếu là mua trực tiếp qua giao dịch khớp lệnh. Nhiều cổ phiếu bị bán ròng mạnh giai đoạn trước đã được khối nhà đầu tư này mua vào như HPG, CTD, HDB, SBT, KDH và trở thành động lực hỗ trợ thị giá, đi ngược với diễn biến giảm điểm của thị trường chung.
Đợt giảm điểm trong tháng 12/2018 là lần thứ 5 VN-Index trở lại vùng 890 - 900 điểm trong vòng 6 tháng qua. Với 4 lần hồi phục thành công trước đó, đây đang được xem là vùng hỗ trợ khá vững chắc cho VN-Index.
Cùng với đó, hệ số giá trên thu nhập (P/E) của VN-Index cuối năm 2018 là 15,6 lần (giảm 20% so với đầu năm), thấp nhất trong 2 năm trở lại đây và thị trường đang bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2018, với dự báo tích cực tại nhiều doanh nghiệp lớn, có cơ sở để kỳ vọng vào sự phục hồi của TTCK khi bước sang năm mới, trước mắt là trong tháng 1/2019.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, việc vùng đáy cũ được giữ vững, tâm lý nhà đầu tư sẽ ổn định hơn khi trở lại giao dịch sau kỳ nghỉ Tết dài ngày. Các thị trường bên ngoài đang dần ổn định, thông tin vĩ mô trong nước khả quan cũng sẽ giúp nhà đầu tư vững tâm trở lại.
Ngoài ra, MBS đưa ra thống kê “gần 20 năm sau khi mở cửa TTCK, cứ sau một năm giảm điểm mạnh thì những năm sau đó thị trường sẽ tăng trưởng”, làm cơ sở để kỳ vọng “lịch sử sẽ lặp lại cho năm 2019”.
“Hiệu ứng tháng Giêng”- hiện tượng giá cổ phiếu thể hiện xu hướng tăng tích cực trong tháng đầu năm đã được kiểm nghiệm tại nhiều TTCK trên thế giới và thể hiện khá đúng tại Việt Nam trong 8 năm qua. Thống kê VN-Index từ năm 2011 đến nay, chỉ số trong tháng Giêng có diễn biến tăng điểm chiếm ưu thế gần như tuyệt đối, 7/8 năm.
Trong tháng đầu năm 2019, bên cạnh việc định giá tại nhiều cổ phiếu đang trở lại vùng hấp dẫn sau đợt giảm điểm tháng 12/2018, kỳ vọng sẽ kích hoạt dòng tiền đầu tư quay trở lại, thì hai yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kỳ vọng hồi phục đang đến từ lực mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài và mùa công bố kết quả kinh doanh quý IV cũng như cả năm 2018 diễn ra trong tháng 1, với những dự báo tích cực tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.
Chẳng hạn, trong nhóm dầu khí, thị giá cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) giảm 28% trong quý IV/2018. So với đầu năm 2018, thị giá GAS thấp hơn 11,6%. Sự giảm giá của GAS có nguyên nhân đáng kể từ áp lực bán của khối ngoại, thường xuyên chiếm từ 25 - 50% tổng khối lượng giao dịch mỗi phiên. Tính riêng trong quý IV/2018, khối này đã bán ròng 3,6 triệu cổ phiếu GAS, tương ứng giá trị 345,2 tỷ đồng.
Tuy vậy, trong nửa cuối tháng 12/2018, khối ngoại mua ròng 280.000 đơn vị GAS, trị giá 28,5 tỷ đồng. Áp lực bán ròng giảm, thậm chí mua ròng trở lại, cùng thông tin kết quả kinh doanh năm 2018 của GAS khả quan, ước hoàn thành vượt kế hoạch sản lượng từ 4 - 52%, doanh thu ước đạt 74.050 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế (LNTT) ước đạt 14.098 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 12% so với năm 2017 nhờ giá dầu bình quân cả năm 2018 cao hơn kế hoạch là các yếu tố kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu hồi phục.
Tại Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD), trong nửa cuối tháng 12/2018, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 5,6 triệu cổ phiếu PVD, trị giá 90,1 tỷ đồng, sau giai đoạn bán ròng trước đó.
Tại hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019, lãnh đạo PVD cho biết, mức độ cạnh tranh trên thị trường cung cấp giàn khoan cũng như các dịch vụ liên quan ngày càng gay gắt, mức giá cho thuê giàn dưới mức chi phí, nhưng trong năm 2018, doanh thu của Tổng công ty ước đạt 5.715 tỷ đồng, vượt 91% kế hoạch, lợi nhuận dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch không lỗ, nếu thu được 80% tổng nợ quá hạn từ PVEP.
Trước đó, trong quý III/2018, thu hồi công nợ từ PVEP giúp PVD được hoàn nhập chi phí quản lý doanh nghiệp 95,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động liên doanh, liên kết đạt 71,4 tỷ đồng. Nhờ đó, PVD đạt LNTT 116 tỷ đồng, bù đắp đáng kể cho số lỗ 329 tỷ đồng trong nửa đầu năm.
Giao dịch tích cực của khối ngoại cùng kết quả kinh doanh quý IV khả quan cũng là câu chuyện đáng quan tâm với nhà đầu tư ưa cổ phiếu ngân hàng. Tại Vietcombank (VCB), lãnh đạo Ngân hàng cho biết, lợi nhuận năm 2018 có thể vượt trên 15% kế hoạch 13.000 tỷ đồng. Trước đó, báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2018 của Vietcombank ghi nhận LNTT 11.600 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2017.
Với Sacombank (STB), thông tin từ hội nghị tổng kết năm 2018 của Ngân hàng cho biết, LNTT năm 2018 ước đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt khoảng 20% kế hoạch. Lãnh đạo Sacombank tự tin về quá trình tái cơ cấu có thể rút ngắn theo lộ trình 5 năm, thay vì 10 năm như kế hoạch. Trong quý IV/2018, STB là một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư mua ròng mạnh nhất, với 33,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 446,6 tỷ đồng.
Quý IV, các ngân hàng thường có sự bứt phá về lợi nhuận so với các quý khác trong năm. Do đó, thị trường đang chờ đợi nhiều ngân hàng khác như HDBank, BIDV, ACB… cũng sẽ sớm công bố mức lợi nhuận ấn tượng năm 2018, sau khi đạt kết quả tích cực trong 3 quý đầu năm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 1/4 tổng mức vốn hóa của VN-Index, nên kết quả kinh doanh khả quan sẽ là động lực quan trọng hỗ trợ thị giá cổ phiếu, từ đó tác động tích cực đến xu hướng của thị trường chung. Đây cũng là kỳ vọng tại nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn khác như FPT, MWG hay HPG khi lợi nhuận 11 tháng đầu năm 2018 đều vượt kế hoạch cả năm, tương ứng toàn bộ lợi nhuận của tháng 12 sẽ là phần vượt kế hoạch.
Xem thêm >> Khúc mắc lẩn khuất từ vụ tiền 'bốc hơi' tại VietABank
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.