Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thi công nền móng, công trình ngầm. Ra đời năm 2004, khởi đầu bằng nghề ép cọc, Fecon đã dần lớn mạnh để trở thành một thế lực trong xây dựng hạ tầng.
Từ năm 2019 trở đi, Fecon mở rộng sang mảng xây dựng dân dụng và công nghiệp với vai trò thầu chính/tổng thầu. Trong 5 năm tới đây, Fecon xác định 5 lĩnh vực kinh doanh chiến lược gồm: nền và móng, công trình ngầm, hạ tầng, xây dựng và đầu tư dự án.
Có thể nói, trong 17 năm phát triển, Fecon đã có những bước đi khá mau lẹ. Doanh thu tăng trưởng liên tục trong suốt 17 năm qua, bắt đầu từ 5 tỷ đồng năm 2004, vượt qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng năm 2012 để cán mốc 3.154 tỷ đồng năm 2020.
Tuy nhiên, có một thực tế là từ 2019 trở đi, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Fecon đã chậm lại một cách đáng kinh ngạc. Nếu như trước đây, Fecon tăng trưởng doanh thu bằng lần, hoặc chí ít cũng vài chục % thì tới năm 2019, doanh thu chỉ tăng 8,6%, đến năm 2020 thì chỉ còn vỏn vẹn 2%.
Đây là một con số thấp kỷ lục, bởi ngay cả thời kỳ được xem là “kém” nhất trước kia như 2011 – 2012 hay 2016 – 2017, Fecon vẫn có mức tăng trưởng doanh thu trung bình 10%.
Điều an ủi – có lẽ là duy nhất - của Fecon trong giai đoạn 2019 - 2020 là biên lãi gộp vẫn tương đối ổn, dao động 14% – 15%. Tuy nhiên, điều an ủi này cũng không có mấy ý nghĩa, bởi trên thực tế, lợi nhuận của Fecon là một câu chuyện rất buồn.
Nếu tạm lấy 2008 làm mốc – năm khánh thành nhà máy sản xuất đầu tiên (Fecon-Pile) – có thể nói Fecon đã có một “thập kỷ vàng” khi ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng liên tiếp. Thế nhưng từ năm 2019 trở đi, mọi chuyện bắt đầu đổi khác.
Năm 2019, lần đầu tiên sau 10 năm, lợi nhuận trước thuế của Fecon giảm 9% so với năm trước (đạt 276 tỷ đồng). Năm 2020, lợi nhuận còn giảm mạnh hơn, tới (-)39%, xuống còn 168 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận trước thuế thấp nhất mà Fecon đạt được kể từ năm 2013!
Kết quả đáng buồn này đã kéo 2 chỉ số ROE và ROA của Fecon xuống mức rất thấp, cụ thể: ROE năm 2019 là 9,6%, năm 2020 còn 5,3%; ROA năm 2019 là 4%, năm 2020 còn 2,1%.
Có nhiều hơn một lý do để “thanh minh” cho sự sa sút của Fecon trong giai đoạn 2019 – 2020, như sự khó khăn của việc xây dựng hạ tầng, dịch Covid-19… Nhưng có một điều Fecon rất khó “thanh minh”, đó là sự bất ổn trong cấu trúc tài chính của công ty này.
Đơn cử lấy năm 2020 để xét, tổng tài sản khi kết thúc năm là 6.780 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn là 3.969 tỷ đồng, tồn kho là 1.028 tỷ đồng. Như vậy, có tới hơn một nửa tổng tài sản (58,5%) của Fecon là các khoản phải thu ngắn hạn. Còn tính cả tồn kho, tỷ trọng này lên tới 73,5%.
Về nguồn vốn, nợ phải trả cùng thời điểm của Fecon là 4.277 tỷ đồng, lớn gấp 1,7 lần vốn chủ sở hữu (2.503 tỷ đồng). So với năm 2019, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đã tăng lên rất đáng kể (năm 2019 chỉ là 1,2 lần).
Mặt khác, có thể thấy, sự tăng trưởng của tổng tài sản năm 2020 được tài trợ tuyệt đại đa số bằng nợ phải trả (tăng khoảng 1.000 tỷ đồng). Điều này cho thấy ở năm 2020, mức độ phụ thuộc vào vốn bên ngoài của Fecon đã tăng lên rất nhiều, bất chấp công ty này đã miệt mài tăng vốn điều lệ trong các năm qua.
Sự phụ thuộc này được thể hiện rất rõ qua dòng tiền tài chính của doanh nghiệp, khi con số thu từ đi vay và trả nợ gốc vay không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, nếu năm 2018, dòng tiền vay – trả lần lượt là 1.393 tỷ đồng và 1.329 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã tăng mạnh lên lần lượt là 1.940 tỷ đồng và 1.633 tỷ đồng và đến năm 2020 thì vọt lên 2.418 tỷ đồng và 1.874 tỷ đồng.
Sự phụ thuộc này không phải ngẫu nhiên mà có. Nó bắt nguồn từ một “căn bệnh kinh niên” mà Fecon mắc phải trong 7 năm liên tiếp, căn bệnh có tên: âm dòng tiền kinh doanh.
Thực vậy, suốt từ năm 2014 tới năm 2019, dòng tiền kinh doanh của Fecon luôn luôn là số âm, lần lượt là: -60 tỷ đồng, -200 tỷ đồng, -121 tỷ đồng, -58 tỷ đồng, -157 tỷ đồng, -28,5 tỷ đồng.
Năm 2020, dòng tiền kinh doanh lần đầu đạt giá trị dương sau 7 năm (+88,6 tỷ đồng). Thế nhưng ngay sau đó, quý I/2021, dòng tiền kinh doanh lại âm rất nặng (-375,8 tỷ đồng). Điều này cho thấy thực chất Fecon vẫn đang trong “cơn đau” dòng tiền.
Dòng tiền kinh doanh đại diện cho khả năng tạo tiền của hoạt động cốt lõi. Việc dòng tiền âm triền miên với mức âm rất nặng trong nhiều năm cho thấy hoạt động kinh doanh của Fecon thực sự có vấn đề khi không thể thu được tiền về. Về bản chất, tiền đó đã bị “chôn” vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Nói cách khác, tiền của Fecon, hoặc bị “cất vào kho”, hoặc bị đối tác chiếm dụng.
Giải bài toán dòng tiền không phải là câu chuyện đơn giản đối với doanh nghiệp, nhất là với các nhà thầu. Với việc mở rộng đầu tư, nhiều khả năng, những năm tới, Fecon sẽ vẫn phải tăng vay, tăng nợ và tiếp tục đối diện bài toán âm dòng tiền, trong khi vẫn nuôi giấc mộng xưng bá tại thị trường Việt Nam.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.