Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn, phải nghỉ học để làm công nhân từ khi còn rất trẻ, bà Zhou Qunfei đã "lật ngược thế cờ" trở thành người phụ nữ tự thân giàu nhất Trung Quốc.
Zhou lớn lên ở một ngôi làng nghèo khó ở tỉnh Hồ Nam, thuộc miền Trung của Trung Quốc. Mẹ của bà mất sớm, cha thì gần như bị mù sau một tai nạn. Từ khi còn nhỏ, bà Zhou đã phải bắt đầu nuôi heo và vịt để có thêm nguồn thức ăn và thu nhập cho gia đình.
Năm 15 tuổi, Zhou nghỉ học và làm công nhân cho một nhà máy sản xuất thấu kính đồng hồ với mức lương 100 USD/tháng.
Điều kiện tại nhà máy này rất khắc nghiệt, công việc thì quá buồn tẻ và đơn điệu, Zhou đã viết đơn xin nghỉ việc sau 3 tháng. Tuy nhiên, lá thư xin nghỉ việc của bà không khiến bà mất việc mà cấp trên quyết định thăng cấp để bà tiếp tục làm việc tại công ty. Sau đó, bà còn được bổ nhiệm làm Giám đốc bộ phận sản xuất.
Năm 1993, với 3.000 USD tiết kiệm và hỗ trợ từ người thân, bà thành lập công ty sản xuất mặt kính đồng hồ. Vì khởi đầu là công nhân, Zhou hiểu rất rõ từng quy trình sản xuất thấu kính trước khi thành lập công ty. Bà đích thân giám sát mọi quy trình sản xuất rồi tiếng tới tự mình thiết kế và sửa chữa máy móc.
Mặc dù công ty của Zhou phát triển đều đặn, nhưng phải đến khi bà chuyển hướng sang sản xuất màn hình thủy tinh cho điện thoại di động thì công việc kinh doanh mới thực sự cất cánh.
"Tôi từng 2 lần phải bán nhà để trả lương cho nhân viên", bà chia sẻ.
Thực tế, mãi đến năm 2003, Zhou mới có cơ hội để tạo nên công ty thành công vượt bậc như ngày nay nhờ việc thành lập Lens Technology. Motorola là đối tác lớn đầu tiên của công ty.
Quỹ đạo vận hành của Lens Technology chính thức được thiết lập từ thời điểm đó, với các đơn đặt hàng đến từ HTC, Nokia, Samsung.
Năm 2007, Lens Technology trở thành nhà cung cấp mặt kính cho phiên bản iPhone đầu tiên của Apple, đây là bệ phóng đưa Zhou vào hàng ngũ tỷ phú thế giới. Trong vòng 5 năm, bà đã xây dựng các nhà máy sản xuất ở 3 thành phố.
Bước lên sàn chứng khoán năm 2015, Lens Technology đã ngay lập tức khiến cho giá trị tài sản ròng của Qunfei tăng gấp 4 lần, giúp bà trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc.
Lens Technology hiện có khoảng 32 nhà máy ở 7 địa điểm khác nhau, sử dụng hơn 90.000 nhân viên. Tính đến hiện tại, Lens Technology có giá trị khoảng 11 tỷ USD và Forbes ước tính giá trị tài sản của nữ CEO này là 7,8 tỷ USD, là người giàu thứ 13 tại Trung Quốc và là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước này, theo Forbes.
Xinh đẹp và giỏi giang, nữ doanh nhân sinh năm 1970, Lee Boo-Jin - người thừa kế tập đoàn Samsung giàu có được xem như là hình mẫu của một "nữ cường nhân" trong gia đình của các chaebol Hàn Quốc (tức những gia đình tài phiệt, kinh doanh theo kiểu cha truyền con nối).
Lee Boo-Jin không học ở nước ngoài mà tu nghiệp trong nước, theo chuyên ngành nghệ thuật và khoa học của Đại học Yonsei. Bà ra trường năm 21 tuổi và dành tất cả hơn 20 năm sau đó cống hiến cho Samsung.
6 năm sau khi kinh qua nhiều chức vụ lớn nhỏ, bà trở thành nữ giám đốc đầu tiên của một công ty con thuộc Samsung, điều hành chuỗi khách sạn Shilla và mảng kinh doanh hàng hiệu trị giá 3,3 tỷ USD.
Chỉ với hơn 10 năm nắm quyền, Lee Boo-Jin đã đưa Shilla chạm mốc doanh thu hàng năm 3.000 tỷ won, cao nhất trong lịch sử kinh doanh. Cổ phiếu của chuỗi khách sạn này tăng trưởng gấp đôi dưới thời Lee Boo-Jin và giúp Hàn Quốc có được cửa hàng miễn thuế Louis Vuitton tại sân bay đầu tiên.
Theo đánh giá của rất nhiều người, Lee Boo-Jin không chỉ có tài năng về kinh doanh mà bà còn có một sự quyết đoán và một bản lĩnh "sắt đá", rất giống với cha của mình là chủ tịch Lee Kun-Hee. Chính vì vậy mà người dân xứ Hàn còn hay ưu ái gọi bà bằng cái tên là "Lee Kun-Hee nhỏ".
Tuy nhiên cuộc sống hôn nhân của nữ tỷ phú này không mấy thuận lợi, cuộc hôn nhân của Lee Boo-Jin với mối tình đầu kết thúc trong tai tiếng, sau hơn 2 năm dài tranh chấp trước tòa án và lời qua tiếng lại chẳng mấy hay ho trên khắp mặt báo lớn nhỏ.
Theo thông tin báo chí Hàn Quốc, Lee Boo-Jin hiện tại đang là người nắm giữ một lượng kha khá cổ phiếu của nhiều công ty con và công ty liên kết với tập đoàn Samsung, trong đó nhiều nhất phải kể tới 3,9% số cổ phần của Samsung SDS, đơn vị chuyên về dịch vụ công nghệ thông tin và 8% cổ phần tại Cheil Industries.
Theo đánh giá của tạp chí Forbes, Lee Boo-jin đang là người phụ nữ giàu có nhất ở xứ sở kim chi với tổng tài sản lên đến 2 tỷ USD, và vinh dự góp mặt trong bảng xếp hạng 100 người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh trưởng trong một gia đình Hà Nội gốc. Năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học tại Nga rồi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng tại Học viện thương mại Matxcova; Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế Quốc dân Matcova và Tiến sỹ học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế - Liên bang Nga.
Khi còn là sinh viên năm thứ 2, bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu. Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Trở về Việt Nam, bà bắt đầu đầu tư vào các ngân hàng trước khi chuyển sang các dự án bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh và các khu nghỉ dưỡng ở miền Trung.
Ý tưởng khởi động một hãng hàng không giá rẻ xuất phát từ những dự đoán của chính bà Thảo về nhu cầu đi lại bằng máy bay tại Việt Nam sẽ tăng cao.
Nói với Forbes, bà Thảo cho hay: "Tôi luôn nhắm đến và thực hiện các giao dịch lớn. Tôi chưa bao giờ thực hiện bất cứ điều gì ở qui mô nhỏ. Khi mọi người buôn bán một thùng hàng, tôi đã kinh doanh hàng trăm container".
Bà Thảo đã nghiên cứu các mô hình của các hãng hàng không như Southwest, Ryan Air và AirAsia. Bà nhận giấy phép để khởi động Vietjet trong năm 2007, nhưng do giá dầu cao nên việc ra mắt hàng hàng không bị hoãn lại. Trong năm 2010, bà đã liên doanh với AirAsia.
Tháng 12/2011, bà Phương Thảo trình làng hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam - Vietjet Air. Chỉ 5 năm sau, Vietjet Air đã chiếm thị phần 40% thị phần hàng không trong nước và đạt doanh thu 1,2 tỷ USD.
Theo Forbes, thành công của Vietjet đã đưa bà Thảo trở thành nữ tỷ phú duy nhất ở Đông Nam Á, và là một trong hai tỷ phú USD ở Việt Nam.
Hãng hàng không Vietjet tăng trưởng nhanh chóng. Ngay từ đầu, Vietjet đã "gây bão" bởi hình ảnh các nữ tiếp viên hàng không mặc bikini. Vietjet được hưởng lợi từ ngành hàng không đang phát triển của Việt Nam - tăng tưởng 29% trong giai đoạn 2012-2016 và sự "kém hiệu quả" của đối thủ cạnh tranh trong nước là Vietnam Airlines. Năm thứ hai kinh doanh, Vietjet đã có lãi.
Bà Thảo hiện ấp ủ một kế hoạch lớn hơn. "Vietjet đặt mục tiêu trở thành một hãng hàng không quốc tế, chứ không chỉ là một hãng hàng không nội địa", CEO Vietjet tiết lộ.
Trước đó, CEO của Vietjet Air được tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 và xếp ở vị trí thứ 62 trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2016.
Khá kín tiếng nên thông tin về bà Thảo không có nhiều song chỉ cần nhìn lại con đường mà người phụ nữ này đã đi qua, ai cũng có thể cảm nhận được sự quyết liệt và nhạy bén trong kinh doanh không hề kém cạnh cánh mày râu trên thương trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.