'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại Hội thảo "Tọa đàm cấp cao: Đột phá trong chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2023: Kiến tạo trải nghiệm khách hàng thế hệ mới", đại diện của nhiều tổ chức như ngân hàng, đơn vị tư vấn, hiệp hội đều cho rằng hành lang pháp lý là một trong những vấn đề trong quá trình chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) hệ thống ngân hàng đã có một bước tiến mới và mạnh dạn trong việc chuyển đổi số. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn về hành lang pháp lý, Nghị định 101 về thanh toán không dùng tiền mặt đến nay vẫn chưa được sửa đổi bổ sung, Nghị định về cơ chế thử nghiệm sandbox đã xây dựng dự thảo gần như đầy đủ trong vòng 2 năm qua nhưng vẫn chưa được ban hành,…
Trước những dẫn chứng trên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhận định rằng việc chuyển đổi số ngành ngân hàng dù đang được tiến hành mạnh mẽ nhưng mới chỉ thực hiện được 50%, và 50% còn lại muốn làm được cần phải có hành lang pháp, từ các văn bản luật như nghị định, thông tư đến các bộ luật liên quan khác.
“Nhiều vấn đề vẫn chưa thực hiện được như cho vay, bảo lãnh online. Chuyển đổi số ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán, gửi và rút tiết kiệm, tất cả giao dịch khác đều chưa làm được”, Tổng thư ký VNBA nhấn mạnh.
Theo ông, trong quá trình chuyển đổi số, ngân hàng phải thử nghiệm và chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, câu chuyện rủi ro tại các ngân hàng có vốn nhà nước như nhóm “Big 4” lại liên quan đến vấn đề chính trị, về người chịu trách nhiệm. Tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, vừa qua, các ông chủ của một số nhà bằng đã quyết định chuyển đổi và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Đơn cử trong việc giảm phí, các ngân hàng này đã đi trước một bước và đưa tỷ lệ CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn) lên mức 40 – 50%.
“Ngân hàng có vốn nhà nước nào làm được điều đó? Nếu không thành công thì ai chịu trách nhiệm?”, ông Nguyễn Quốc Hùng đặt câu hỏi.
Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), cho rằng ngân hàng có vốn nhà nước mà có những thử nghiệm thất bại thì “hơi có vấn đề”. Tuy nhiên nếu không dám thử nghiệm thì sẽ không làm được gì sáng tạo. Ông Lân cho rằng tại VietinBank phải khoanh vùng thất bại, chấp nhận có những tính năng sau khi đưa ra nhận thấy sự không hợp lí và phải điều chỉnh.
Đánh giá về hành lang pháp lý, đại diện VietinBank cho rằng Thông tư 16 cho phép áp dụng eKYC vừa qua là một bước đột phá. Bản thân Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận rất nhiều rủi ro vì khi ban hành thông tư vẫn chưa có cơ sở dữ liệu đân cư, công nghệ chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã chấp nhận và tính toán rủi ro để ban hành Thông tư 16, là một tín hiệu đáng mừng.
Mặt khác, ông Lân cho biết thông tư này chỉ cho phép thực hiện mở tài khoán thanh toán và thực hiện dịch vụ thanh toán là chính. Nhiều dịch vụ khác chưa có hành lang pháp lý như cho vay online, dịch vụ đầu tư online,…
Theo lãnh đạo VietinBank, ngân hàng cần chính sách cho phép thí điểm thực hiện online 100% cho tất cả các giao dịch của khách hàng, từ đó mới có thể cung cấp 100% dịch vụ ngân hàng số.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.