'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Hiệp hội taxi Hà Nội đã tổ chức hội nghị nghiên cứu áp dụng và thử nghiệm dùng xe điện của các nhà cung cấp làm taxi, thay các loại xe taxi đang sử dụng xăng, dầu hiện nay.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho biết trong những năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành vận tải nói chung, ngành taxi nói riêng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của một số loại hình taxi công nghệ, giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng không nhỏ ngành nghề vận tải, nhiều doanh nghiệp phải bán phương tiện để trả nợ.
“Chính vì vậy, điều cần làm ngay để vực dậy ngành nghề này là phải tìm một hướng đi mới, phù hợp với sự phát triển của công nghệ và xu thế ngành vận tải thế giới. Đặc biệt là áp dụng công nghệ, sử dụng các phương tiện tiên tiến trong kinh doanh như xe ô tô điện”, ông Nguyễn Công Hùng nói.
Ông Hồ Quốc Phi, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội taxi Hà Nội, nhận định ô tô điện có thể được xem là tương lai của nền công nghiệp ô tô thế giới hiện nay.
Theo ông Phi, việc sử dụng ô tô điện sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, nạp năng lượng dễ dàng, không cần thay nhớt, nước làm mát, giảm tần suất bảo dưỡng định kỳ, độ an toàn cao; không có tiếng ồn động cơ... đặc biệt là giá điện ổn định hơn giá xăng dầu. Do đó, người dùng và các doanh nghiệp vận tải taxi sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí khi vận hành.
Cùng chung quan điểm, đại diện Công ty taxi G7, ông Nguyễn Anh Quân, giám đốc công ty kiêm phó chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, cho rằng các doanh nghiệp taxi đưa xe điện vào khai thác là một tất yếu, tuy nhiên trong quá trình vận hành phải tính toán giá cả sao cho hợp lý.
Một vấn đề khác cũng được các đại biểu, đại diện doanh nghiệp taxi đưa ra bàn luận đó là vận tải taxi được coi là vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên tại nhiều tuyến phố, taxi lại bị cấm theo giờ.
Đóng góp ý kiến, ông Nguyễn Công Hùng cho biết việc cấm taxi theo giờ tại một số tuyến đường của Hà Nội đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch nói riêng, vận tải công cộng nói chung. Ví dụ như trên trục đường Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương và một số tuyến đường khác có nhiều khách sạn lớn nhưng đây lại là các tuyến cấm taxi theo giờ, gây khó khăn cho du khách tiếp cận các khách sạn bằng taxi. Nếu bỏ biển cấm, taxi hoạt động tại các tuyến phố này thì ách tắc giao thông sẽ giảm thiểu do hạn chế được phương tiện cá nhân.
Đại diện Công ty taxi G7 cũng cho rằng việc taxi bị cấm theo giờ đã tác động không nhỏ tới vai trò của vận tải taxi công cộng tại Hà Nội, đặc biệt là khiến khách hàng khó khăn khi sử dụng dịch vụ taxi.
Vấn đề điểm dừng, đỗ cho taxi cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, trong những năm qua, do thiếu điểm dừng, đỗ nên sau khi trả khách xong, taxi thường phải chạy lòng vòng, tiêu tốn nhiên liệu, thời gian làm việc tăng thêm khiến tài xế mệt mỏi. Nếu có thêm nhiều điểm điểm dừng, đỗ sẽ vừa tiết kiệm cho doanh nghiệp, lái xe vừa được nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn khi làm việc, giảm ùn tắc giao thông cho đô thị, làm lợi cho khách hàng.
“Chính vì vậy, nếu đã coi taxi là vận tải công cộng thì phải có sự ưu tiên nhất định. Bởi nếu được bảo đảm các điều kiện về bến, bãi, thuận lợi về tuyến đường sẽ giảm chi phí, mang lại lợi ích chung cho cả phía doanh nghiệp và khách hàng sử dụng dịch vụ taxi”, ông Quyền cho hay.
Xem thêm: Công ty taxi điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư vào Be Group
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.