Chuyển đổi xanh: TT Trump không thể đảo ngược xu thế, năm 2026 Việt Nam có thay đổi lớn

Thái Hà - Thứ tư, 13/11/2024 10:15 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia khẳng định, mặc dù không phải là một người tin vào biến đổi khí hậu nhưng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể đảo ngược xu hướng chuyển đổi xanh trong cuộc chơi thương mại và đầu tư toàn cầu. Do đó, cách nhìn và cách tiếp cận cuộc chơi của Việt Nam không phụ thuộc vào nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ.

Thông tin về việc Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sau được cho là đã “phủ bóng đen” lên Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP 29) đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan). Là cường quốc hàng đầu về kinh tế và công nghệ, viễn cảnh Mỹ đảo ngược các cam kết giảm phát thải carbon dấy lên nhiều lo ngại đối với tiến trình chuyển đổi xanh cũng như nỗ lực toàn chống khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Đây cũng là vấn đề được đề cập tới tại Hội thảo “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11. Trước câu hỏi rằng chính sách của Việt Nam liệu sẽ điều chỉnh thế nào khi một người người vốn không mấy “mặn mà” với Net Zero như ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường khẳng định, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu, do đó cần có cách nhìn và cách tiếp cận không phụ thuộc vào nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ.

Ông Nguyễn Đình Thọ cho rằng, trong chuyển đổi xanh, Việt Nam cần có cách nhìn và cách tiếp cận không phụ thuộc vào nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ.

Xu hướng giảm phát thải và phát triển bền vững là không thể đảo ngược

Theo ông Nguyễn Đình Thọ, thế giới đang ở thời kỳ chuyển đổi từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sáng cách mạng công nghiệp lần thứ 5 là cách mạng xanh.

“Liệu ông Trump có thể đảo ngược các cam kết về giảm phát thải toàn cầu hay các cam kết về phát triển bền vững toàn cầu được hay không? Trước hết, tôi khẳng định ông Trump không phải là người tin vào biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng ta có thể đảo ngược được cuộc chơi thương mại và đầu tư toàn cầu hay không, chắc chắn là không”, ông Thọ nhấn mạnh.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho hay, hiện Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra Báo cáo Phát triển bền vững bắt buộc cho các công ty niêm yết từ tháng 1/2023. Từ tháng 6/2024, các nước thành viên EU đã thể chế hoá vào luật và bắt đầu áp dụng, buộc các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện.

Trong khi đó, Việt Nam đang hướng tới mốc thương mại toàn cầu đạt 1.000 tỷ USD và thuộc top 20 quốc gia có thương mại lớn nhất thế giới. Mặt khác, Việt Nam cũng thuộc top 20 nước phát thải nhiều nhất thế giới, dù rằng quy mô khá nhỏ, chỉ bằng 0,8 - 1% toàn cầu.

“Yêu cầu giảm phát thải và báo cáo phát triển bền vững nói trên được áp dụng với toàn bộ chuỗi cung ứng, toàn bộ hệ thống. Nếu không đạt được điều này, chúng ta sẽ bị loại khỏi cuộc chơi thương mại và đầu tư”, ông Nguyễn Đình Thọ phân tích.

Theo vị chuyên gia, đây sẽ là một giai đoạn mà Việt Nam đứng trước áp lực thay đổi, cải cách. Trong quá khứ, Việt Nam đã trải qua những cuộc cải cách lớn, chẳng hạn: năm 1986, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường; năm 2006, chuyển từ nền kinh tế trong nước sang nền kinh tế quốc tế khi gia nhập WTO.

“Tôi tin rằng, năm 2026 sẽ là thời điểm Việt Nam phải thay đổi toàn bộ thể chế để đáp ứng các yêu cầu xanh, số và bền vững đang bao trùm trên thế giới. Đây là yêu cầu không thể thay đổi”, ông Thọ nói.

Ông Nguyễn Đình Thọ cũng chỉ ra rằng, ngay cả người ủng hộ lớn nhất của Tổng thống Donald Trump là tỷ phú Elon Musk cũng đang thúc đẩy hệ thống giao thông sử dụng xe điện. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn nhất tại Mỹ như: Apple, Intel, IBM đều đã đưa ra chính sách về Net Zero.

Áp lực chuyển đổi xanh lớn nhưng rất tốt

Về thực tiễn triển khai chuyển đổi xanh tại Việt Nam, ông Nguyễn Đình Thọ cho hay: “Rất mừng là hai ngày trước Apple vừa công bố chiếc máy tính đạt trung hoà carbon được sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng minh Việt Nam đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện đạt trung hoà carbon và cơ sở hạ tầng của chúng ta đáp ứng được điều đó, miễn là nhà đầu tư yêu cầu”.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường thông tin thêm, Samsung hiện đang sản xuất 90% sản phẩm tại Việt Nam. Mặc dù sử dụng diện tích rất nhỏ ở Bắc Ninh (5ha) và Thái Nguyên (2ha), nhưng doanh nghiệp này đóng góp tới 17-18% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

“Đây là những bằng chứng cho thấy, nếu biết tận dụng cơ hội và đối mặt được với thách thức, chúng ta có thể thành công mà không phụ thuộc vào chính quyền của ông Trump hay ông Biden”, ông Thọ khẳng định.

Vị chuyên gia cũng tiết lộ thông tin về các cuộc làm việc với IBM, Apple mới đây. Cụ thể, các doanh nghiệp này đều khẳng định khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà máy đều phải đạt tiêu chuẩn, phát thải sử dụng năng lượng mặt trời, nước tuần hoàn. Theo vị chuyên gia, nếu không thực hiện các yêu cầu bắt buộc nói trên từ phía nhà đầu tư, họ sẽ rời bỏ Việt Nam. Điều này khiến Việt Nam đối mặt với áp lực chuyển đổi lớn.

Ông Nguyễn Đình Thọ đánh giá, tương tự như những áp lực 1986, 2006, áp lực chuyển đổi xanh sẽ rất tốt cho Việt Nam: “Tôi tin rằng chúng ta có thể tận dụng được cơ hội để thực hiện tốt các cam kết chuyển đổi xanh, đáp ứng được tiêu chuẩn toàn cầu về phát thải”.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cũng nhắc lại việc tỷ phú Elon Musk từng nói rằng sẽ thuyết phục được Tổng thống Donald Trump về câu chuyện xe điện - vốn là một trong những vấn đề cần giải quyết đầu tiên chuyển đổi xanh. Vị chuyên gia cũng chỉ ra các ngành có mức phát thải lớn nhất lần lượt là nông nghiệp, giao thông, xây dựng và dệt may như một gợi ý về các lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi.

“Nếu chuyển đổi chậm, chi phí sẽ cao. Nếu chuyển đổi nhanh sẽ mất năng lực cạnh tranh ở thời điểm hiện tại do giá thành sản phẩm cao. Do đó, Việt Nam cần có lộ trình để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu và theo các thị trường mà hàng xuất khẩu đang hướng tới”, ông Thọ nói thêm.

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng trong quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp nếu đi chậm có thể chạy gắng lên một chút nhưng đi nhanh quá chắc chắn thua, bởi sản phẩm xanh đắt đỏ và khó bán.
Gần 2/3 số DN chưa 'chuẩn bị gì' cho chuyển đổi xanh

Gần 2/3 số DN chưa 'chuẩn bị gì' cho chuyển đổi xanh

(VNF) - Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, có tới 64% doanh nghiệp được khảo sát trả lời “chưa chuẩn bị gì” cho hoạt động này; 50% số doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cho chuyển đổi xanh.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là bước đi tất yếu

Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là bước đi tất yếu

(VNF) - Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tăng trưởng bền vững là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, để có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Ý kiến ( )
Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

Trước cơ hội lớn, Việt Nam nguy cơ 'mất' hàng chục tỷ USD đầu tư

(VNF) - Có tiềm năng, hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng bền vững, ước tính thị trường cần nhu cầu vốn khoảng 400 – 500 tỷ USD cho đến năm 2050... phát triển điện gió ngoài khơi là một cơ hội lớn của Việt Nam. Tuy vậy, điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có nguy cơ hụt “mất” hàng chục tỷ USD, bởi chưa có hành lang pháp lý cho loại hình năng lượng sạch này.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng xanh

(VNF) - Tổ chức JETP bao gồm nhóm các đối tác quốc tế bao gồm các nước G7, các ngân hàng quốc tế và các tổ chức cho vay tư nhân cam kết giải ngân 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

 Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

Đề xuất miễn thuế TNCN chuyển nhượng trái phiếu xanh, tín chỉ carbon lần đầu

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế thu nhập từ chuyển nhượng tín chỉ carbon lần đầu sau khi phát hành của cá nhân, doanh nghiệp.

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

Hydro xanh: Đầu tư chiến lược cho năng lượng sạch và bền vững

(VNF) - Nhận định Hydro xanh có tiềm năng thay đổi cục diện ngành năng lượng, TS Majo George - ĐH RMIT cho rằng, đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào công nghệ hydro xanh.