Gần 2/3 số DN chưa 'chuẩn bị gì' cho chuyển đổi xanh

Anh Vũ - Thứ hai, 30/09/2024 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, có tới 64% doanh nghiệp được khảo sát trả lời “chưa chuẩn bị gì” cho hoạt động này; 50% số doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cho chuyển đổi xanh.

Hơn một nửa DN “chưa chuẩn bị gì” cho chuyển đổi xanh

Theo báo cáo "Mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh" do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Ban IV) công bố cho thấy một thực tế đáng buồn là mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong nước đối với chuyển đổi xanh chưa cao.

Hơn một nửa số doanh nghiệp “chưa chuẩn bị gì” cho chuyển đổi xanh.

Theo đó, có tới 64% doanh nghiệp “chưa chuẩn bị gì” cho hoạt động này. Các hoạt động “cắt giảm lượng khí thải trong một số hoạt động trọng tâm” chỉ có 5,5% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết “đã thực hiện”, còn tỷ lệ doanh nghiệp “đã thực hiện theo dõi và công bố kết quả giảm phát thải hàng năm” chỉ ở mức 3,8%.

Ban IV nhận định, việc các doanh nghiệp trong nước gần như chưa chuẩn bị gì cho giảm phát thải, chuyển đổi xanh sẽ tạo ra sức ép rất lớn trong tương lai. Trong bối cảnh ngày càng áp lực khi các quy định giảm phát thải về 0 tại châu Âu, Mỹ, cũng như Việt Nam hết thời gian chuyển tiếp và sang giai đoạn bắt buộc tuân thủ.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu của vấn đề này, là đến từ việc doanh nghiệp chưa biết bản thân mình nằm trong "danh sách bắt buộc" phải thực hiện các hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh.

Đơn cử, có đến 67/69 doanh nghiệp ngành giấy và nhiều doanh nghiệp tại Thái Nguyên chưa biết mình nằm trong danh sách bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Thủ tướng. Thậm chí, doanh nghiệp có quy mô lớn nhất mảng sản xuất dây cáp điện tại Việt Nam cũng chưa biết mình nằm trong danh sách dù quyết định đã ban hành được hai năm.

Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân do sự chậm trễ triển khai kiểm kê khí nhà kính cũng đến từ việc doanh nghiệp chưa biết phải tuân thủ và thực hiện như thế nào.

“Khát vốn” chuyển đổi xanh

Về phía doanh nghiệp, họ cho rằng, nguồn vốn chính là khó khăn lớn nhất cản trở quá trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh. Cũng theo khảo sát của Ban IV, 50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp phải khó khăn về vốn và chỉ có 5,9% cho rằng không có khó khăn gì về vốn.

“Khát vốn” chuyển đổi xanh.

Đáng chú ý, trong số các doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về vốn, có đến 62,7% doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 - 1.500 tỷ.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV cho rằng, đây là một vấn đề cần sự quan tâm đặc biệt vì trong khi doanh nghiệp rất cần vốn cho giảm phát thải, chuyển đổi xanh để đón đầu các cơ hội thì tài chính xanh chưa phát triển tương ứng.

Thực tế, việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể, trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn, trung hạn và bên vay đòi hỏi lãi suất ưu đãi.

Trong khi đó, trái phiếu xanh còn thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng về thông tin, tiêu chí của dự án xanh; cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn; khung pháp lý…

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng còn nhiều rào cản khi muốn tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ cho cam kết của Việt Nam như Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Nhiều tổ chức quốc tế, qua khảo sát, đã phản ánh còn nhiều chậm trễ và nhiều rào cản để tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án nhóm này.

Bên cạnh khó khăn lớn nhất là vốn, các doanh nghiệp cho biết còn khó khăn khi tìm kiếm nhân lực bởi giảm phát thải, chuyển đổi xanh là lĩnh vực mới, đặc thù.

Các doanh nghiệp trong khảo sát của Ban IV cũng phản ánh về việc “nhiễu loạn” thông tin về kiểm kê khí nhà kính và gặp khó khăn trong tìm kiếm các đơn vị tư vấn, thẩm định đủ năng lực, được công nhận và có mức giá hợp lý.

Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm'

Bí thư Thành ủy TP. HCM: 'Chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm'

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Ngày 25/9, Diễn đàn kinh tế TP. HCM lần V/2024 chính thức diễn ra với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới cho phát triển bền vững TP. HCM.
VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh

VNPT hướng tới mục tiêu chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh

(VNF) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Trong xu thế đó, cùng với lộ trình chuyển đổi từ một telco sang techco, Tập đoàn VNPT cũng đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội và đất nước.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

Bao bì mới của Coca-Cola và cuộc đua chuyển đổi xanh của các nhãn hàng toàn cầu

Bao bì mới của Coca-Cola và cuộc đua chuyển đổi xanh của các nhãn hàng toàn cầu

(VNF) - Thường bị chỉ trích vì là một trong những “ông trùm” gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới, Coca-Cola đang thực hiện những bước cải cách mạnh mẽ nhằm thân thiện với môi trường hơn. Đây cũng chính là xu thế mới của nhiều nhãn hàng lớn trên toàn cầu.

Ý kiến ( )
Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

Nhiều ưu đãi gọi vốn ngoại làm điện gió ngoài khơi

(VNF) - Bộ Công Thương đang dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Trong đó, bộ đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo và cho phép nhà đầu tư nước nước tham gia điện gió ngoài khơi.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

Điện gió ngoài khơi: Thời gian không còn nhiều, cần 1 lộ trình rõ ràng

(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất loạt chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các dự án điện tái tạo, mở cửa phát triển điện gió ngoài khơi. Chuyên gia cho rằng, từ nay đến 2030 không còn nhiều thời gian, Việt Nam cần có quy trình rõ ràng, chi tiết để các nhà đầu tư thực hiện.

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.

 Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện ngoài khơi vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế chính sách, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tốc độ phát triển các dự án.

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

(VNF) - Bình Định công bố danh mục 29 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu triển khai các dự án, trong đó có nhiều dự án khu đô thị, nhà ở xã hội…