Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là bước đi tất yếu

Mai Anh - Thứ tư, 05/06/2024 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tăng trưởng bền vững là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, để có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ bởi chính những lợi ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm tác động tiêu cực cho môi trường.

Dù kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu, mang lại nhiều lợi ích thiết thực nhưng việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và nguồn lực còn hạn chế.

Bà Hoàng Thanh Nhàn - Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng

Phát biểu tại tọa đàm "Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 4/6, bà Hoàng Thanh Nhàn, Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng, cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và đối diện với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do một thời gian dài phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ để phát triển kinh tế - xã hội.

Áp dụng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ của nhiều quốc gia bởi những lợi ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm tác động tiêu cực cho môi trường. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được.

Điều này cho thấy, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn để tăng trưởng bền vững là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam để có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”. Hiện thức hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị COP26 (tháng 11/2021), Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050, trong đó chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng sạch, tái tạo là trọng tâm.

Đặc biệt ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 với những mục tiêu hết sức cụ thể. Ngày 7/6/2022 tại Quyết định số 687/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam…

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ quá trình xanh hóa của nền kinh tế.

Tính đến ngày 31/03/2024, có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với gần 637 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. So với thời điểm cuối năm 2015, khi bắt đầu triển khai chương trình tín dụng xanh, dư nợ chỉ 71 nghìn tỷ đồng. Sau 9 năm, dư nợ cho chương trình xanh tăng 9 lần, bình quân mỗi năm tăng 100%.

Nếu đánh giá so với dư nợ bình quân chung của cả nền kinh tế, tín dụng xanh đã tăng gấp 7 lần. Trong 637 nghìn tỷ đồng tín dụng xanh được tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 47%, nông nghiệp xanh khoảng 32%, nước sạch cho đô thị nông thôn khoảng 11% và phần còn lại dành cho lâm nghiệp. Tín dụng trung dài hạn chiếm 77% tổng dư nợ xanh.

Bà Nhàn cũng cho hay, dù Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, ngành ngân hàng và các bộ, ngành khác cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng theo đánh giá, việc triển khai mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Bởi ở Việt Nam, đây đều là những mô hình kinh tế mới, hành lang pháp lý cho các mô hình này chưa hoàn thiện, nhận thức của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực tài chính có hạn cũng là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, Việt Nam chưa có bộ tiêu chí chung để nhận diện, đánh giá, tổng kết và đưa ra phân loại chính xác mức độ phát triển của kinh tế tuần hoàn.

Chẳng hạn, dù được đề cập nhiều, song vai trò, lợi ích, bản chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ, thậm chí chưa có.

Ở một khía cạnh khác, Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, tiêu thụ của vòng đời sản phẩm.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp khó khăn về cả thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho kinh tế tuần hoàn. Dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định tương đối đầy đủ để phát triển thị trường tái chế chất thải rắn, nhưng thị trường này vẫn chưa được hình thành đầy đủ do thiếu những cơ chế, chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất; các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm tái chế…

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV - chỉ ra 5 lĩnh vực cần ưu tiên tăng trưởng xanh, đó là cụ thể, nông nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ cao; phát triển đô thị và phương thức vận tải bền vững (đô thị chiếm 78% tiêu thụ năng lượng và 60% khí phát thải nhà kính toàn cầu, theo UB Habitat); chuyển đổi năng lượng sạch; áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn (hiện tại, 62% khí thải nhà kính là từ sản xuất, 38% từ phân phối và tiêu dùng); gìn giữ đại dương sạch và hiệu quả (Việt Nam có 28 tỉnh, TP có kinh tế biển...)…

Bà Hoàng Thanh Nhàn nhấn mạnh, tăng trưởng xanh chỉ có thể triển khai thành công nếu cả cộng đồng chung tay, thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Đây là quá trình đòi hỏi cả hệ thống cải cách đồng bộ từ chính sách hỗ trợ, công nghệ, tài chính và năng lực để vận hành nền kinh tế một cách mới hoàn toàn.

Kinh tế số và kinh tế xanh

Kinh tế số và kinh tế xanh

Công nghệ  - 7h
(VNF) - Kinh tế số và kinh tế xanh là xu hướng tất yếu, là con đường để Việt Nam đột phá, hướng tới phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh sẽ giúp Việt Nam sớm trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào 2045. Muốn thế, Việt Nam cần đẩy mạnh đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia để hiện thực hóa tầm nhìn.
Kinh tế xanh: Con đường tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế xanh: Con đường tăng trưởng mới của Việt Nam

Diễn đàn  - 7h
(VNF) - PGS. TS Vũ Minh Khương, giảng viên trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore Việt Nam khẳng định trong bối cảnh mới, kinh tế xanh sẽ là chìa khóa cho quá trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Nếu không chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, không chú trọng đến năng suất, Việt Nam sẽ bị “hụt hơi” so với thế giới.
Phát triển kinh tế xanh cần nhiều giải pháp ‘gỡ’ khó

Phát triển kinh tế xanh cần nhiều giải pháp ‘gỡ’ khó

Bất động sản  - 7h
(VNF) - Ngày 22/11, hội thảo “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng để các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và chuyên gia trên cả nước thảo luận về chính sách kinh tế xanh mới, những khó khăn và giải pháp tháo gỡ khi triển khai thực hiện.
Phát triển kinh tế xanh cần nhiều giải pháp ‘gỡ’ khó

Phát triển kinh tế xanh cần nhiều giải pháp ‘gỡ’ khó

(VNF) - Ngày 22/11, hội thảo “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng để các tổ chức quốc tế, nhà khoa học và chuyên gia trên cả nước thảo luận về chính sách kinh tế xanh mới, những khó khăn và giải pháp tháo gỡ khi triển khai thực hiện.

Microsoft muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế xanh

Microsoft muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế xanh

(VNF) - Lãnh đạo Tập đoàn Microsoft cho biết Microsoft mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam chuyển đổi số; đảm bảo an ninh mạng; giúp Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050; góp phần giúp Việt Nam xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, phát triển bền vững.

Đón hơn 15 tỷ USD vốn ngoại, cơ hội để Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh

Đón hơn 15 tỷ USD vốn ngoại, cơ hội để Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh

(VNF) - Được cam kết 15,5 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam theo chương trình “Chuyển dịch năng lượng công bằng” (JETP), nhà đầu tư và doanh nghiệp kỳ vọng dòng vốn này sớm khơi thông.

Ý kiến ( )
Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch

Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch

(VNF) - Sau Ninh Bình và Hội An, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phổ biến, nhân rộng các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa đến các địa phương khác trong cả nước, tập trung nội dung chuyển đổi xanh trong kinh doanh du lịch để phát triển bền vững.

Tập đoàn Malaysia với chiến lược đầu tư xanh vào Việt Nam

Tập đoàn Malaysia với chiến lược đầu tư xanh vào Việt Nam

(VNF) - Đại diện Tập đoàn YTL cho biết, chiến lược khi đầu tư vào Việt Nam hướng đến phát triển bền vững, tập trung vào kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon và ứng dụng năng lượng tái tạo.

Bao kẹo cao su và những đồ uống đóng chai không phải tái chế

Bao kẹo cao su và những đồ uống đóng chai không phải tái chế

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 05/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường

AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường

(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.

Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

Công bố 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

(VNF) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 02 năm 2025 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam.

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chính phủ lập Ban chỉ đạo xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

(VNF) - Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

Nhân lực thiếu, vốn mỏng cản trở nông nghiệp xanh

(VNF) - Với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo cân bằng giữa sản xuất, bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống, nông nghiệp xanh đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh tại Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa hết tiềm năng.

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

Chính thức yêu cầu tái chế với sản phẩm điện, điện tử từ 1/1/2025

(VNF) - Từ ngày hôm nay (1/1/2025), các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm điện - điện tử sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020.

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

Starbucks Vietnam bắt tay Gaia hướng dẫn các phương pháp sống xanh

(VNF) - Nằm trong mục tiêu, kế hoạch phát triển doanh nghiệp theo định hướng xanh và bền vững, Starbucks Vietnam chính thức hợp tác với Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia để kiến tạo môi trường, hướng dẫn các phương pháp sống xanh thông qua dự án "GÓP XANH" với nhiều hoạt động cộng đồng trong năm 2024 - 2025.