Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Giữ mô hình cũ, Việt Nam sẽ hụt hơi
- Vì sao nếu giữ mô hình tăng chúng ta sẽ bị hụt hơi, thưa ông?
Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. Có thể thấy rằng, nhiều quốc gia đã áp dụng mô hình tăng trưởng xanh từ rất lâu và họ đã tạo ra được thành quả rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Không ở đâu xa, Singapore chính là ví dụ điển hình trong việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh.
Quay trở lại Việt Nam, việc tư duy lại cơ bản với sự tái định hình rõ ràng về lộ trình cho tương lai là rất quan trọng, để một quốc gia thành công trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 5.0 - mà một trong các xu thế là tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.
Nếu chúng ta không chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, thay vào đó vẫn giữ mô hình tăng trưởng cũ, tức là nền kinh tế chỉ chú trọng mở rộng, không chú trọng đến năng suất, Việt Nam sẽ bị “hụt hơi” so với thế giới.
Cùng với đó, hệ số an ninh năng lượng của Việt Nam suy giảm từ 93% năm 2015 giảm xuống còn 56% năm 2020 và ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Lượng phát thải CO2 cũng tiếp tục tăng.
Và nếu không nỗ lực chuyển đổi xanh, sức cạnh tranh thu hút đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam sẽ suy giảm. Ví dụ, trước đây Việt Nam có lợi thế về nhân công giá rẻ, tuy nhiên lợi thế này hiện đã không còn. Do đó, trong thời gian tới, rất có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang các nước khác có nhân công giá rẻ hơn, như Bangladesh chẳng hạn. Tương tự, tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM luôn xảy ra tình trạng tắc đường, không khí thì ô nhiễm. Rõ ràng, khi các đô thị của chúng ta không phải là một nơi đáng sống, thì rất khó thu hút được các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần phải có giải pháp không thì nền kinh tế Việt Nam khó có thể “cất cánh” được.
Ngược lại, nếu Việt Nam quyết tâm chuyển sang mô hình tăng trưởng xanh, chú trọng vào quá trình phát triển bền vững, tức là vừa phát triển kinh tế vừa hài hòa với thiên nhiên môi trường, chú trọng tới năng suất, chắc chắn đây sẽ là “điểm nhấn” của kinh tế Việt Nam.
Hiện tại, Việt Nam có nhiều lợi thế về các Hiệp định thương mại (FTA), tuy nhiên, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Úc,... đều rất chú trọng vào các chỉ tiêu xanh, sản phẩm xanh, hàng hóa xanh. Nếu chúng ta chậm chân thay đổi, có thể Việt Nam sẽ mất đi các “bạn hàng” lớn. Trước những thực tế này, tôi cho rằng tăng trưởng xanh là con đường Việt Nam cần phải làm và phải làm nhanh để bắt kịp với thế giới.
- Vậy, theo quan sát của ông, những chính sách của Việt Nam liệu đã bắt kịp được với xu hướng chuyển dịch xanh chưa?
Thực tế chuyển dịch xanh đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được hỗ trợ bởi khung khổ pháp lý, dẫn dắt bởi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia.
Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững. Để cụ thể hóa chiến lược về tăng trưởng xanh, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Trong đó, Việt Nam xác định rõ mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế; giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển dịch trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Việt Nam có rất nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh bởi những tiến bộ nhanh chóng của công nghệ năng lượng tái tạo trong bối cảnh tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trên con đường đến tăng trưởng xanh. Điều đó trước hết thể hiện ở mặt tư duy còn hạn chế, vẫn còn tư tưởng bao cấp, xin – cho, dựa quá nhiều vào mô hình truyền thống. Năng lực kiến tạo giá trị của Việt Nam cũng đang là vấn đề khi nguồn lực, năng lực, nỗ lực lớn nhưng lại chưa có chiến lược bài bản, chưa có động lực để làm tốt. Trong bối cảnh đó, tư duy chiến lược và tầm nhìn đột phá là rất quan trọng..
- Cụ thể, đó là những thuận lợi và thách thức như thế nào, thưa ông?
Mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam có phần chậm hơn so với một số “siêu cường” kinh tế thế giới nhưng chưa muộn. Từ khi Đổi mới tới nay, kinh tế Việt Nam đã có bước nhảy vọt đáng ngưỡng mộ, từ một quốc gia kém phát triển trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, với tốc độ tăng trưởng tăng ổn định qua nhiều năm. Điều này khiến nhiều quốc gia kém phát triển hơn phải học hỏi kinh nghiệm.
Tương tự, việc Việt Nam thể hiện quyết tâm chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, tăng trưởng xanh cũng đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Riêng trong khu vực Đông Nam Á, nếu không tính Singapore thì Việt Nam chính là “ngọn cờ đầu” trong quá trình chuyển đổi này.
Tôi đã có rất nhiều dịp trao đổi với nhiều giới chức, chuyên gia nước ngoài về vấn đề này, họ đều rất ấn tượng và không nghĩ Việt Nam lại quyết liệt như thế. Nhiều nước “nằm mơ” cũng không được. Cũng chính vì quyết tâm của Việt Nam, chúng ta có một lợi thế khác đó là nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nước ngoài về cả nguồn lực lẫn vật lực. Tuy nhiên, đi đôi với những lợi thế vẫn còn đó những hạn chế. Theo tôi, hạn chế lớn nhất của chúng ta trong quá trình chuyển đổi đó là chưa có “kiến trúc sư” chính thiết kế nền móng cho tăng trưởng xanh.
Thẳng thắn mà nói, Việt Nam rất quyết tâm, điều này được minh chứng bằng nhiều công văn, chỉ thị được ban hành trong thời gian ngắn. Nhưng, quá trình tổ chức thực hiện cho tăng trưởng xanh vẫn còn chậm. Bên cạnh đó, pháp lý của Việt Nam vẫn còn phức tạp, điều này sẽ ảnh hưởng tâm lý không nhỏ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm con đường tăng trưởng bền vững.
Cần kiến trúc sư cho nền móng tăng trưởng
- Vậy để Việt Nam có thể hanh thông chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, Việt Nam cần phải phải gì, thưa ông?
Như đã chia sẻ, hạn chế lớn nhất của chúng ta là chưa có “kiến trúc sư” tạo nền móng cho tăng trưởng xanh, hay nói cách khác cách tổ chức thực hiện của chúng ta vẫn còn chậm. Vì vậy, để tiến đến tăng trưởng xanh, Việt Nam cần tìm được vị “kiến trúc sư” này.
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm và các giải pháp tăng trưởng xanh ở nước ngoài, hoặc phối hợp, liên kết với các chuyên gia trong và nước ngoài, nhất là các quốc gia hàng đầu về lĩnh vực này như Singapore để tìm kiếm giải pháp phù hợp với Việt Nam.
Trong khoảng thời gian chờ đợi đó, Việt Nam cần phải làm ngay đó là xây dựng các tiêu chí, các cam kết của doanh nghiệp trong việc giảm phát thải ra môi trường. Ví dụ, với các doanh nghiệp sản xuất thép, họ cần phải cam kết “giấy trắng mực đen” lộ trình giảm phát thải, năm nay giảm bao nhiêu, năm sau giảm bao nhiêu... Nếu doanh nghiệp thực hiện được thì thưởng, không thực hiện được thì tùy từng mức độ mà có các biện pháp nhắc nhở, khắc phục, thậm chí là xử phạt. Điều này có thể tạo ra một cuộc chạy đua trong việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh ngay từ chính các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quá trình tăng trưởng xanh cần phải chú trọng vào vấn đề ý thức của người dân. Nếu chúng ta cứ hô hào tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, nhưng từ “tế bào” nhỏ nhất là người dân vẫn vứt rác thải bừa bãi, thì đâu thể gọi là kinh tế xanh. Do đó, Việt Nam cần bắt đầu từ thứ nhỏ nhất, chính là tạo ra cuộc cách mạng từ chính ý thức của người dân, như một dạng “bình dân học vụ”.
- Được biết, ông sinh sống và làm việc tại Singapore, một trong những quốc gia “xanh” nhất thế giới. Vậy quá trình “xanh hoá” của Singapore đã để lại cho Việt Nam những bài học như thế nào, thưa ông?
Thành công của nền kinh tế Singapore đều bắt nguồn từ 3 chữ “C”, nhưng theo tôi quan trọng nhất là “Concept” (ý tưởng) và các thực hiện concept về tăng trưởng xanh. Chúng ta có thể học tập họ ở lĩnh vực đó. Vì Việt Nam lớn hơn Singapore rất nhiều ở góc độ diện tích lẫn dân số. Nhưng, nếu chúng ta có “concept” hay, táo bạo cộng thêm sự quyết tâm của Việt Nam, có thể sẽ thực hiện được.
- Việt Nam nên làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024?
Việt Nam đạt mức tăng trưởng thế nào sẽ tùy thuộc rất nhiều về năng lực thiết kế của mình trước cơ hội là vô giá. Vấn đề khó rất lớn đối với câu chuyện tăng trưởng kinh tế không chỉ là cầu của thế giới suy giảm, kinh tế thế giới chậm phục hồi mà là mô hình tăng trưởng. Rõ ràng không thể duy trì mô hình tăng trưởng mở rộng theo kiểu cũ như làm thêm đoạn đường, xây thêm nhà máy may hay nhà máy thép. Bây giờ phải thay đổi để kinh tế cất cánh. Bên cạnh đấy là thực hành thiết chế tốt, tức là đều phải có định đề giá trị cho mỗi chính sách định làm ra, phải chỉ rõ được mỗi quyết định, quy định được đưa ra là tại sao phải đưa ra. Và phải suy nghĩ rất mạnh dạn về tăng trưởng xanh, về quy hoạch chiến lược, về chọn các ngành nghề hay đào tạo nhân lực ra sao và cần gắn kết với các nước như thế nào để đi lên.
Và phải xây dựng bộ máy công quyền ưu tú. Đây là thách thức rất lớn. Tôi mong Việt Nam xác định đây là ưu tiên chiến lược và mong cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc. Xây dựng được bộ máy công quyền ưu tú, đất nước ta mới thực sự bước vào giai đoạn cất cánh. Tôi đề xuất cho phép TP. HCM thí điểm sâu sắc và toàn diện nỗ lực xây dựng bộ máy công quyền ưu tú trong phạm vi thành phố.
Tựu chung lại, tôi cho rằng trong vòng từ nay đến 2030 tạo ra những cái nền tảng rất căn bản là khí thế mới, cách làm mới, là một cuộc Đổi mới lần hai. Tôi đang cảm nhận được cuộc đổi mới mới này, không phải chỉ là phá rào như phải lần thứ nhất mà lần này là chúng ta xây dựng nền tảng cho một quốc gia hiện đại. Khát vọng lớn mà nền tảng yếu, nền tảng không đặc sắc, không bền vững, thì khó đi xa được!
- Xin cảm ơn ông!
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.